Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC) vừa công bố BCTC hợp nhất quý II/2020 với doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh so với cùng kỳ.
Cụ thể, doanh thu của công ty đạt 2.290 tỷ đồng, tăng hơn 37% so với cùng kỳ. Tương ứng lợi nhuận gộp thu về gần 670 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần; lợi nhuận sau thuế tăng cao gấp 54 lần cùng kỳ với 401 tỷ đồng.
Phía Dabaco cho biết, quý 2/2020 ngành chăn nuôi nói chung có sự phục hồi tốt, dẫn đến kết quả kinh doanh của các đơn vị chăn nuôi và sản xuất thức ăn chăn nuôi trong Tập đoàn hoạt động có hiệu quả cao.
Nguồn: BCTC quý II/2020 của Dabaco
Lý giải về việc lợi nhuận tăng vọt, Dabaco cho rằng cùng kỳ năm 2019 ngành chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch tả lợn châu Phi. Mặt khác, quý II năm nay một số dự án hoàn thành được đưa vào sản xuất gồm: Nhà máy dầu thực vật Dabaco, Nhà máy chế biến trứng ăn liền DeVi, Khu chăn nuôi gà giống đã đóng góp tích cực vào KQKD chung của Tập đoàn.
Luỹ kế nửa đầu năm, Dabaco ghi nhận doanh thu 4.758 tỷ, tăng hơn 38% và lợi nhuận sau thuế hơn 750 tỷ đồng, tăng gấp 28 lần con số nửa đầu năm ngoái. Đây là mức lãi kỷ lục trong lịch sử kinh doanh của công ty kể từ khi đi vào hoạt động năm 1996.
Riêng lợi nhuận 6 tháng đầu năm nay cũng đã cao gấp 2,5 lần lợi nhuận ròng của cả năm 2019 trước đó doanh nghiệp thu về được.
Năm 2020, Dabaco đặt kế hoạch doanh thu 13.203 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 457 tỷ đồng.
Chia sẻ tại đại hội cổ đông cuối tháng 4, lãnh đạo công ty cũng dự báo lợi nhuận năm nay có thể tương đương mức vốn điều lệ (hơn 900 tỷ đồng).
Trên thị trường, chốt phiên giao dịch ngày 21/7, cổ phiếu DBC của Dabaco tham chiếu ở mức 50.000 đồng/cổ phiếu. Với mức giá này, cổ phiếu DBC đang có hệ số EPS cơ bản 6.940 đồng/cp, P/E 7.21.
Khối lượng giao dịch khớp lệnh trung bình 10 phiên gần đây của cổ phiếu DBC đạt trên 2,3 triệu cổ phiếu/phiên. Với trên 104 triệu cổ phiếu đang niêm yết và lưu hành, DBC hiện có vốn điều lệ trên 1.000 tỷ đồng và vốn hóa thị trường hơn 5.238 tỷ đồng.
Trong diễn biến liên quan, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới đây đã chỉ rõ tên nhiều doanh nghiệp chưa phối hợp thực hiện giảm giá thịt lợn.
Theo đó, một số doanh nghiệp chưa phối hợp thực hiện việc giảm giá bán lợn thịt, thậm chí có những thời điểm không xuất bán, nuôi để tăng khối lượng nên ảnh hưởng đến nguồn cung như Công ty CJ, Tập đoàn Hòa Phát, Công ty Japfa… góp phần làm cho giá bị đẩy lên cao.
Hoàng Nhi (t/h)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy