Bên ngoài trụ sở Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. (Nguồn: Getty Images)
Các khoản vay mới tại Trung Quốc đã tăng mạnh hơn dự kiến và lên mức kỷ lục 4.900 tỷ NDT (720,21 tỷ USD) trong tháng 1/2023, khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) nỗ lực phục hồi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau khi dỡ bỏ chính sách kiểm soát ngặt nghèo đại địch COVID-19.
Đà phục hồi mạnh mẽ của nhu cầu tín dụng sẽ rất cần thiết cho đà phục hồi kinh tế trong năm nay sau khi các biện pháp kiểm soát dịch và cuộc khủng hoảng bất động sản khiến tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đứng ở mức 3% trong năm 2022, một trong mức thấp nhất trong gần nửa thế kỷ.
Theo PBoC, các khoản vay mới trong tháng Một tăng gấp 3 lần so với tháng Mười Hai và cao hơn dự đoán 4.000 tỷ NDT của các nhà phân tích. Các ngân hàng Trung Quốc có xu hướng cấp nhiều khoản vay hơn vào đầu năm để có được khách hàng chất lượng cao hơn và giành thị phần, song sự gia tăng này củng cố hy vọng của doanh nghiệp và niềm tin của người tiêu dùng đang cải thiện nhanh chóng sau khi chính sách kiểm soát dịch đột ngột được dỡ bỏ vào tháng 12.
Zhou Hao, nhà kinh tế trưởng tại Guotai Junan International, nhận định dữ liệu tín dụng của Trung Quốc mạnh hơn dự kiến, cho thấy rằng chương trình hỗ trợ tín dụng vẫn mạnh mẽ hồi đầu năm.
Nhìn chung, đây là một báo cáo tích cực và có khả năng giúp nền kinh tế phục hồi đáng kể trong quý I/2023. Trọng tâm tiếp theo của thị trường sẽ là mua bán bất động sản, có mối tương quan cao với tín dụng ngân hàng.
Các nhà phân tích tin rằng điều kiện tín dụng cải thiện, cùng với chi tiêu cơ sở hạ tầng mạnh mẽ và các biện pháp hỗ trợ có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế lên khoảng 5% trong năm nay, ngay cả trong bối cảnh môi trường toàn cầu xấu đi. Song đà phục hồi có thể không đồng đều, đòi hỏi chính sách hỗ trợ kéo dài trong một thời gian.
PBoC đã cam kết sẽ đưa ra chính sách hỗ trợ nền kinh tế, với việc giữ cho khả năng thanh khoản dồi dào và giảm chi phí vay mượn cho các doanh nghiệp.
Các nhà phân tích dự đoán PBoC sẽ cắt giảm lãi suất cho vay chuẩn trong quý I/2023. Đây là biện pháp hỗ trợ cho các ngành đang gặp khó khăn nhất./.
Tác giả: Trà My
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy