Trung Quốc đang xem xét cho phép ngân hàng phát hành các khoản vay không cần tài sản thế chấp cho một số nhà phát triển đủ điều kiện. Nước này cũng đang hoàn thiện danh sách dự thảo gồm 50 nhà phát triển đủ điều kiện nhận hỗ trợ tài chính, bao gồm Country Garden Holdings và Sino-Ocean Group.
Các nguồn tin cũng tiết lộ giới chức trách đang cân nhắc một cơ chế cho phép một ngân hàng điều phối hỗ trợ một nhà phát triển khó khăn tài chính cụ thể bằng cách làm việc với ngân hàng khác.
Tuy nhiên, để cơ chế cho vay mới thực sự có hiệu quả, các chuyên gia cho rằng cơ quan quản lý cần miễn trách nhiệm cho ngân hàng với những khoản nợ xấu tiềm ẩn do rủi ro liên quan.
Tại cuộc họp gần đây với các cơ quan quản lý tài chính hàng đầu của Trung Quốc, ngân hàng và công ty quản lý tài sản lớn nhất được yêu cầu đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn hợp lý từ công ty bất động sản.
Nếu các biện pháp hỗ trợ mới trên được phê duyệt, đó sẽ là nỗ lực mạnh mẽ nhất của Trung Quốc cho đến nay nhằm giải quyết nhu cầu vốn khoảng 446 tỷ USD mà doanh nghiệp bất động sản cần để giải quyết vấn đề thanh khoản.
Việc yêu cầu ngân hàng tăng cường hỗ trợ ngành bất động sản cũng đi kèm với rủi ro. Dư nợ cho vay bất động sản ở Trung Quốc vào cuối tháng 9 lần đầu tiên đã giảm so với cùng kỳ năm trước, cho thấy các ngân hàng đang thận trọng.
Các ngân hàng và công ty quản lý tài sản lớn nhất được yêu cầu đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn hợp lý từ công ty bất động sản (Ảnh: Straits Times).
Theo các nhà phân tích của ngân hàng JPMorgan Chase, nếu Trung Quốc yêu cầu cung cấp khoản vay không đòi hỏi tài sản bảo đảm cho doanh nghiệp bất động sản đủ điều kiện, điều này sẽ gây rủi ro cho ngân hàng.
Các chuyên gia cho rằng biện pháp như vậy là tiêu cực đối với ngân hàng vì sẽ làm tăng rủi ro tín dụng Họ cũng dự báo việc thực hiện biện pháp mới sẽ gặp nhiều thách thức vì các ngân hàng có thể né chỉ thị này do lo ngại rủi ro tín dụng.
Leonard Law, nhà phân tích tín dụng cấp cao của công ty phân tích Lucror Analytics, nhận định động thái chính sách mới nhất của Bắc Kinh là một bước tiến lớn để hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng có thể không đủ ngăn chặn các vụ vỡ nợ tiếp theo trong lĩnh vực bất động sản.
Ông cho biết, sự thành công của chính sách cho vay không thế chấp sẽ phụ thuộc vào quy mô tài trợ và mức độ sẵn sàng thực hiện của ngân hàng. Việc tăng vốn lưu động có thể giúp các nhà phát triển nhanh chóng hoàn thiện dự án.
Theo Zerlina Zeng, nhà phân tích cấp cao của công ty tài chính CreditSights, doanh nghiệp bất động sản chất lượng cao bao gồm các công ty tư nhân chưa vỡ nợ có thể sẽ được hưởng lợi từ biện pháp cho vay mới.
Tác giả: Huỳnh Anh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy