Trung tâm tài chính London gồm văn phòng của các ngân hàng HSBC, Citigroup, JPMorgan Chase, Barclays... (Ảnh: AFP/TTXVN)
Bất chấp quyền tiếp cận các thị trường tài chính châu Âu có thể bị thu hẹp sau khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, sức hấp dẫn của Trung tâm tài chính London trên toàn cầu sẽ giúp củng cố các mối quan hệ mới và duy trì vị thế như một trung tâm tài chính quốc tế này.
Khi Anh chính thức rời “ngôi nhà chung” vào ngày 31/1 tới, Trung tâm tài chính London sẽ mất "cuốn hộ chiếu" cho phép lĩnh vực tài chính của Anh hoạt động tự do trên toàn EU.
Thỏa thuận giữa Anh và EU, theo đó các ngân hàng lớn của Mỹ và Nhật Bản đặt trụ sở hoạt động ở London, sẽ chính thức kết thúc cùng thời điểm khi giai đoạn chuyển tiếp kéo dài 11 tháng chấm dứt vào ngày 31/12 tới.
EU dành tiếp cận thị trường tài chính cho các công ty ngoài EU là những công ty tài chính, đầu tư, thanh toán bù trừ hoặc các tổ chức xếp hạng tín dụng ngoài EU theo hệ thống “tương đương” miễn là các quy tắc trong nước phù hợp với quy tắc của EU.
Tuy nhiên, bộ quy tắc mới không có nghĩa là các công ty hoạt động tại Trung tâm tài chính London không đối mặt với những rủi ro.
Chuyên gia Kay Daniel Neufeld, người đứng đầu về kinh tế vĩ mô tại Trung tâm nghiên cứu kinh tế và kinh doanh, nhận định đây không phải là biện pháp lý tưởng bởi các quy định theo hệ thống “tương đương” dễ dàng bị thay đổi.
Ông Neufeld đề cập đến các cuộc thảo luận gần đây giữa Thụy Sĩ - thành viên không thuộc EU - với EU về các thỏa thuận tương đương của bên thứ ba liên quan đến các dịch vụ tài chính của Thụy Sĩ.
Bộ trưởng Tài chính Anh Sajid Javid gần đây nhấn mạnh rằng thương mại dịch vụ trong lĩnh vực tài chính của Anh với EU phải dựa trên cơ sở các quy tắc "dựa trên kết quả."
Nói cách khác, Anh nên có các quy tắc riêng mà chúng tạo ra kết quả tương tự như các thỏa thuận của EU hiện có với các quốc gia ngoài khối.
Bình luận của Bộ trưởng Sajid Javid nhận được sự ủng hộ của Trung tâm tài chính London.
Người đứng đầu bộ phận chính sách, Catherine McGuinness, cho biết hệ thống quy tắc “tương đương” của bên thứ ba mà EU áp dụng với các quốc gia khác như Nhật Bản là "chắp vá và dễ bị chính trị hóa."
Các tổ chức tài chính lớn, như ngân hàng HSBC của Anh và “người khổng lồ” Mỹ JPMorgan và Morgan Stanley, đã quyết định chuyển một số nhân viên tại London đến EU, nhưng với số lượng ít.
Khoảng 2,3 triệu người làm việc trong lĩnh vực tài chính của Anh, cung cấp hơn 10% nguồn thu thuế của nước này, ở mức 75 tỷ bảng Anh (khoảng 98 tỷ USD).
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- cách lập tài khoản chứng khoán
- Healthcare outsourcing trends towards 2025
- Tìm hiểu phong tục tập quán của người Mỹ
- Innovature BPO: Top bpo companies in usa
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy