TS. Lê Xuân Nghĩa: “Mức lãi suất tuy hạ nhưng thực tế vẫn còn là rất cao” (Ảnh: Thu Thuỷ)
Hầu hết các ngân hàng trong hệ thống hiện nay đều xảy ra tình trạng tăng trưởng tín dụng “èo uột” trong khi huy động vẫn tăng, đặc biệt như BIDV và Vietcombank tỷ lệ tăng trưởng huy động còn cao gấp nhiều lần so với tỷ lệ tăng trưởng tín dụng.
Điển hình như tại VietinBank, theo thống kê, tăng trưởng tín dụng 7 tháng đầu năm của ngân hàng này là 3,8%. Tuy nhiên, nếu chỉ tính mảng cho vay khách hàng, thì tín dụng của VietinBank chỉ tăng 0,45%. Rõ ràng, VietinBank đang tăng trưởng tín dụng chủ yếu dựa vào cấp bảo lãnh và đầu tư, mua trái phiếu và đây cũng chính là tình trạng chung của nhiều ngân hàng hiện nay.
Bên cạnh đó, rủi ro của thị trường hiện nay cũng rất cao do cầu tiêu dùng yếu, sản phẩm sản xuất ra cũng khó tiêu thụ, sản lượng tồn kho của nền kinh tế còn lớn, tình trạng nợ chéo, nợ gối đầu lẫn nhau phổ biến ở nhiều doanh nghiệp dẫn tới nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh thấp.
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, “đóng băng tín dụng” luôn là một căn bệnh khó chữa nhất của bất kỳ một cuộc khủng hoảng tài chính nào.
Theo các con số thống kê tại Mỹ thì đầu năm 2014, tỷ lệ tín dụng dành cho DNNVV chỉ mới đạt 80% so với trước khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Những con số tương tự tại Tây Ban Nha và Ý thậm chí còn chỉ bằng một nửa, 40%. Mức tăng trưởng âm đó chứng tỏ nguồn tín dụng dành cho khối doanh nghiệp này đã bị suy kiệt.
Sau khủng hoảng, ngân hàng thận trọng trong cho vay, doanh nghiệp thận trọng trong đầu tư, dân chúng cũng thận trọng trong tiêu dùng, “vòng luẩn quẩn” vô hình chung cũng lại trở thành chiếc “vòng kim cô” kìm hãm tín dụng tăng trưởng.
Do đó, theo TS. Lê Xuân Nghĩa, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng thấp nhưng Việt Nam cũng không thể “sốt ruột”. Bởi như đã đề cập, quan hệ tín dụng được xây dựng dựa trên nền tảng là “lòng tin”. Việc cấp tín dụng phải dựa trên cơ sở là năng lực thực tế trên thị trường chứ không thể sử dụng các biện pháp hành chính để yêu cầu các ngân hàng hay khách hàng đi vay và cho vay.
Ngân hàng thừa vốn, doanh nghiệp đói vốn nhưng tín dụng vẫn chưa thể lưu thông
Trả lời câu hỏi của phóng viên ANTT.VN về việc tại sao trong thời gian qua mặt bằng lãi suất đã được hạ xuống tích cực mà tình trạng tín dụng vẫn chưa được cải thiện, vị chuyên gia tài chính này chia sẻ: “Mức lãi suất tuy hạ nhưng thực tế vẫn còn là rất cao”.
Thứ nhất, so với tỷ lệ lạm phát được dự báo là 3,5-4% trong năm 2014 thì con số 11-12% như trên là quá cao.
Nếu trước đây, tỷ lệ lãi ròng trên vốn tự có của các doanh nghiệp trung bình là 14% thì hiện tại con số đó chỉ còn lại một nửa, 7%.
Tuy nhiên, theo quy luật thì giá lao động ngày càng cao hơn và hiện nay, khi lợi thế của lao động giá rẻ càng giảm đã kéo theo sự “teo dần” của các khoản lợi nhuận.
Tóm lại, theo TS. Lê Xuân Nghĩa, cải thiện tăng trưởng tín dụng là một nhiệm vụ không hề đơn giản và đó phải là một cuộc phấn đấu dài với những bước đi chính xác và vững chắc.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy