Tin liên quan
"Lo ngay ngáy" chuyện độc quyền
Làm sao để hạn chế độc quyền khi tiến hành nhượng quyền khai thác các cảng hàng không là vấn đề được quan tâm nhất tại Hội thảo “Xã hội hóa quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay ở Việt Nam” do Cục Hàng không Việt Nam và Báo Lao Động tổ chức ngày 8.4.
Tai hội thảo, các chuyên gia kinh tế cho rằng, chuyển nhượng hạ tầng hàng không là giải pháp tối ưu nhất trong tình hình ngân sách eo hẹp, nợ công gần chạm trần như hiện nay. Tuy nhiên, cách thức chuyển nhượng, định giá, đặc biệt những tác động sau khi chuyển nhượng là vấn đề được các chuyên gia yêu cầu làm rõ.
Tiến sĩ, chuyên gia hàng không Lương Hoài Nam cho rằng, người dân và hành khách sẽ rơi vào thế “giằng xé” trong chủ trương tư nhân hóa hạ tầng hàng không.
“Người dân thường không muốn đóng thêm thuế để nhà nước đầu tư sân bay. Họ ủng hộ việc tư nhân hóa. Nhưng chuyển nhượng cho tư nhân, họ lại lo xảy ra tình trạng độc quyền”.
Ông Nam dẫn ra trường hợp ở Australia. Sau khi nhận chuyển nhượng, doanh nghiệp (DN) tư nhân lập tức đòi tăng chi phí gửi xe ô tô tại sân bay, tăng giờ bay vào ban đêm, khiến người dân ở đây bức xúc.
Ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Hàng không cho rằng, chống độc quyền là một trong các tiêu chí đặt ra trong quá trình chuyển nhượng. Hiện nay, các loại phí hàng không do Bộ Tài chính quy định, nên giá dịch vụ hàng không khó có biến động lớn. Trong các hợp đồng chuyển nhượng tới đây, Bộ GTVT cũng sẽ quy định cụ thể lộ trình tăng giá dịch vụ hàng không.
Cũng theo ông Thanh, giá dịch vụ phi hàng không là một trong những yếu tố quan trọng cần tính đến khi chuyển nhượng. Theo Cục trưởng Hàng không, Luật Hàng không dân dụng bổ sung, sửa đổi mới được Quốc hội thông qua, cho phép Bộ GTVT đưa ra khung giá với các sản phẩm dịch vụ thiết yếu, nên các DN nhận chuyển nhượng khó có thể tăng giá tùy ý.
Nhìn nhận về vấn đề này, Thứ trưởng GTVT Phạm Quý Tiêu cho rằng: Ngành hàng không vốn có tính độc quyền tự nhiên, vì liên quan đến an ninh quốc phòng. Không phải ai cũng được mang sản phẩm dịch vụ tới cảng hàng không để cung cấp. Do đó, nguy cơ độc quyền dịch vụ, ngay cả bát phở tại sân bay là hiện hữu.
Việc chuyển sự quản lý từ chủ thể này sang chủ thể khác sẽ không thể tránh được nguy cơ này. Ông Tiêu cho hay, trong quá trình soạn thảo khung pháp lý chuyển nhượng, Bộ GTVT sẽ chú ý tới việc này.
“Độc quyền hôm nay không cẩn thận có thể lặp lại ở ngày mai với mức độ khủng khiếp hơn”.
TS. Lương Hoài Nam, chuyên gia trong lĩnh vực hàng không cũng quan ngại vấn đề độc quyền. Thậm chí theo ông Nam, “độc quyền hôm nay không cẩn thận có thể lặp lại ở ngày mai với mức độ khủng khiếp hơn”.
Về vấn đề này, Cục trưởng Lại Xuân Thanh khẳng định: Chống độc quyền dù khó song không phải là không có cách. Sẽ có những nguyên tắc, biện pháp hành chính để tránh tình trạng độc quyền trong khai thác CHK-SB sau khi chuyển nhượng.
Với tư cách chủ đầu tư kiêm nhà khai thác các CHK-SB, ông Nguyễn Mạnh Hùng, TGĐ Tổng công ty Cảng Hàng không VN (ACV) cho rằng, phải đảm bảo các hãng hàng không khác được tiếp cận một cách công bằng với các dịch vụ được cung cấp tại sân bay. Nếu không, chính sự độc quyền này sẽ tạo ra sự chèn ép các hãng hàng không khác, làm giảm lượng hành khách từ các hãng hàng không khác đến sân bay.
Khó song không phải không có cách
Ông Phạm Quý Tiêu – Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết: “Độc quyền là vấn đề Bộ GTVT hết sức quan tâm khi nghiên cứu việc nhượng quyền khai thác cảng hàng không, sân bay. Tuy nhiên, sân bay có đặc thù là không phải ai cũng có thể mang sản phẩm cung cấp vào được vì phải đảm bảo an ninh, an toàn”.
Ông Tiêu cho hay trước đây, khi bàn về dự thảo Luật Hàng không, các chuyên gia đã tranh luận gắt gao về việc bát phở, cốc nước chè bán trong sân bay có cần đưa vào quản lý hay không?
Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết: “Quan điểm của chúng tôi là nhà đầu tư đừng để cơ quan quản lý phải đưa giá bát phở, cốc nước chè vào luật để quản. Anh tự quyết định giá bán. Tuy nhiên, khi anh bán bát phở lên đến giá 100 nghìn đồng thì chúng tôi buộc phải có ý kiến”.
Đại diện các hãng hàng không, ông Nguyễn Đức Tâm, Phó Tổng Giám đốc Vietjet Air cũng cho rằng, những quan ngại về độc quyền, cạnh tranh đều có thể giải quyết bằng các quy định.
Theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, ba nguyên tắc để đảm bảo sự thành công của công cuộc xã hội hóa CHK-SB là minh bạch, giám sát và tạo áp lực cạnh tranh. Chỉ có công khai minh bạch thì mới thu hút được các nhà đầu tư có tiềm lực, cùng với đó việc giám sát hoạt động này cần sự tham gia của các đơn vị độc lập để đảm bảo sự khách quan, về yếu tố cạnh tranh thì cần có những chuẩn mực tối thiểu dựa trên phản ứng của thị trường và can thiệp của Nhà nước.
Nêu quan điểm về việc định giá với các hạ tầng hàng không như: Nhà ga T1, sảnh E, Sân bay Phú Quốc, Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu cho biết, việc định giá các CHK sẽ do Bộ Tài chính chủ trì. Bộ GTVT sẽ cùng Bộ Tài chính định giá và sẽ công khai sau khi công khai các vấn đề pháp lý. Nếu có một nhà đầu tư thì sẽ xem xét còn nếu có hai hay ba nhà đầu tư trở lên thì sẽ tiến hành đấu thầu.
Nên đọc
PV (tổng hợp)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy