Nếu xem diễn biến các cổ phiếu trên thị trường trong tháng 03 vừa qua là một bức tranh, thì bức tranh của cổ phiếu QCG có 2 màu sáng tối.
Từ đầu tháng 3, khi mà thị trường liên tục lao dốc thì QCG tăng trần liên tiếp nhiều phiên, ghi nhận mức tăng 138% từ đầu tháng 3/2020 đến phiên ngày 18/3.
Tuy nhiên, QCG đã đứt mạch tăng trần. Cổ phiếu lao dốc kể từ đó đến nay với 9 phiên giảm sàn liên tiếp. Kết phiên 31/3, cổ phiếu tiếp tục đóng cửa ở mức giá sàn 5.340 đồng/cổ phiếu.
Dư mua cổ phiếu QCG vẫn trống trơn, trong khi dư bán ở mức giá sàn lên tới gần 1,7 triệu đơn vị.
Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, chưa tới nửa tháng, cổ phiếu QCG đã giảm gần 48%, tương đương vốn hóa của doanh nghiệp bốc hơi gần 1.500 tỷ đồng.
Diễn biến cổ phiếu QCG trong 6 tháng qua. (Nguồn: Cafef)
Những đợt tăng cao rồi giảm sâu là tình trạng thường thấy của cổ phiếu QCG nhà ông Nguyễn Quốc Cường (Cường đôla). Trước đó, hồi đầu năm 2017, cổ phiếu này cũng đã tăng 6 - 7 lần trong khoảng 1 tháng (từ mức 4.000 đồng lên đỉnh cao gần 29.000 đồng/cp) rồi quay đầu lao dốc trong nhiều tháng sau đó, về trở lại vị trí xuất phát.
Hiện tượng tăng giảm của cổ phiếu QCG cũng rất bất thường, gắn với những thông tin không mấy cơ bản của doanh nghiệp, mà thường sau đó lại bị đính chính điều chỉnh.
Trong lần tăng giá hồi đầu 2017, Quốc Cường Gia Lai nhà ông Nguyễn Quốc Cường có thông tin về việc ký hợp đồng với một đối tác nhận đặt cọc 50 triệu USD cho việc chuyển nhượng dự án đình trệ 10 năm Phước Kiển cho Tập đoàn Sunny.
QCG cũng dính khá nhiều tai tiếng lùm xùm, liên quan tới việc công bố thông tin không đúng, không kịp thời và việc mua bán đất vàng giá rẻ, liên quan tới một số lãnh đạo của TP HCM sau đó bị xử lý kỷ luật.
Việc ký chuyển nhượng đất vàng giữa QCG và Công ty Tân Thuận (thuộc Thành ủy TP HCM) không báo cáo cho tập thể Thường trực và tập thể Ban Thường vụ Thành ủy sau đó đã bị hủy.
Cũng sau sự việc, ông Nguyễn Quốc Cường, con trai bà Loan đã rút khỏi mọi chức vụ tại Quốc Cường Gia Lai. Từ khi ông Cường rời đi, doanh nghiệp này vẫn chìm trong bết bát. Doanh nghiệp của nhà Cương đôla vẫn xuống dốc đều đều.
Tình hình tài chính của QCGL chưa có nhiều thay đổi, vẫn phải đối mặt với rất nhiều vấn đề tồn tại trước đó, từ nợ nần chồng chất, tồn kho lớn, vướng một dự án Phước Kiển khác và hoạt động báo cáo thông tin chưa tốt lên... Quan hệ vay mượn trong doanh nghiệp khá lằng nhằng.
Cổ phiếu nhà Cường Đôla 'nhiễm' Covid-19, chục ngày bay mất 1.500 tỷ đồng
Mới đây nhất, Quốc Cường Gia Lai cũng đã quyết định góp 255 tỷ đồng thành lập CTCP Bất động sản Quốc Cường Thuận An dù kết thúc năm 2019, công ty này âm dòng tiền kinh doanh 101 tỷ đồng.
Kết thúc năm 2019, QCG đạt 858,5 tỷ đồng doanh thu thuần tăng 17% so với cùng kỳ, tuy nhiên giá vốn và chi phí tài chính tăng cao khiến QCG chỉ lãi ròng hơn 81 tỷ đồng giảm 20% so với 2018, LNST công ty mẹ đạt hơn 80 tỷ đồng giảm 17% so với 2018.
Kết thúc năm, QCGL tiếp tục âm dòng tiền kinh doanh 101 tỷ đồng sau 3 quý liền trước chung tình cảnh tương tự. Dòng tiền âm chủ yếu ở việc tăng hàng tồn kho. Đây cũng là năm đầu tiên kể từ năm 2016, QCGL âm dòng tiền kinh doanh sau giai đoạn liên tục dương.
Khánh Linh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy