Đồng 10.000 yen và đồng 100 USD. (Ảnh: THX/TTXVN)
Đồng USD đã tăng giá so với đồng yen của Nhật Bản, đạt mức tỷ giá hoán đổi cao nhất trong hai tuần vào cuối ngày 20/9, sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) tuyên bố giữ nguyên lãi suất và cho biết sẽ không vội vàng tăng lãi suất lần nữa.
Phát biểu với báo giới ngày 20/9, Thống đốc BoJ Kazua Ueda cho biết sẽ cần thêm thời gian để quan sát hậu quả của những bất ổn kinh tế toàn cầu. Ông nhấn mạnh quyết định về chính sách tiền tệ của BoJ sẽ dựa trên sự "phát triển kinh tế, giá cả và tài chính."
Tại cuộc họp chính sách cùng ngày, BoJ đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 0,25%, một động thái đã được dự báo rộng rãi trước đó.
Sau thông tin này, tỷ giá đồng USD đã tăng vọt lên mức cao nhất kể từ đầu tháng 9/2024, đạt ngưỡng 1 USD đổi ngang 144,50 yen.
Đồng euro, một trong sáu đồng tiền chủ chốt khác, cũng tăng giá so với đồng yen, tăng 0,93% lên 160,59 yen/euro.
Chiến lược gia tiền tệ Shaun Osborne tại ngân hàng Scotiabank ở Toronto (Canada) cho biết quyết định giảm mạnh lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và giữ nguyên lãi suất của BoJ đã làm thay đổi hướng đi của đồng USD và đồng yen.
Đồng USD có xu hướng mạnh lên từ khi Fed bắt đầu chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ. Trong ngày 20/9, đồng euro đã giảm 0,01% so với USD, xuống còn 1,1159 euro/USD. Chỉ số DXY, đo lường sức mạnh của đồng USD so với các đồng tiền chủ chốt khác, tăng nhẹ lên 100,75 điểm và chỉ cao hơn một chút so với mức thấp nhất trong vòng một năm gần đây.
Khảo sát thị trường từ công cụ FedWatch cho thấy có 49% khả năng Fed sẽ thực hiện một lần cắt giảm lãi suất khác là 0,5 điểm phần trăm vào tháng 11/2024 và 74,8% khả năng Fed sẽ có đợt cắt giảm lãi suất vào cuộc họp tháng 12/2024.
Theo nhận định của giới chuyên gia kinh tế và các thị trường, lãi suất chính sách của Fed dự kiến sẽ ở mức 2,85% vào cuối năm 2025. Dự báo này củng cố hy vọng về triển vọng tăng trưởng kinh tế Mỹ trong năm 2024 và 2025, thúc đẩy những giao dịch trên các thị trường tài sản rủi ro.
Các loại tiền tệ khác nhạy cảm với tăng trưởng toàn cầu và giá hàng hóa cũng đang được hưởng lợi nhờ xu hướng lãi suất và triển vọng tích cực từ nền kinh tế lớn nhất thế giới. Đồng đô la Australia (AUD) ngày 20/9 tăng lên mức 0,6828 AUD/USD.
Cùng ngày 20/9, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, tức ngân hàng trung ương) bất ngờ giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản. Chính phủ Trung Quốc đã đánh tín hiệu sẽ tăng cường các biện pháp kích thích kinh tế khác.
Đi kèm với sự hỗ trợ bởi chính sách nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ của Fed, đồng nhân dân tệ vọt lên mức cao nhất trong gần 16 tháng vào phiên 20/9, đạt tỷ giá 7,0420 NDT/USD.
Tuy nhiên, đà tăng của đồng nhân dân tệ đã bị hạn chế bởi hoạt động mua vào đồng USD từ các ngân hàng lớn thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc.
Hai nguồn tin thân cận cho biết, các ngân hàng lớn thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc đã mua vào đồng USD trên thị trường ngoại hối giao ngay trong nước để ngăn đồng nhân dân tệ tăng giá quá nhanh.
Tại Anh, ngân hàng trung ương nước này (BoE) ngày 19/9 giữ nguyên lãi suất với tuyên bố "sẽ không cắt giảm lãi suất quá nhanh hoặc quá nhiều.”
Một ngày sau đó, đồng bảng Anh (GBP) đã tăng 0,24% lên 1,3318 GBP/USD, được hỗ trợ bởi số liệu tích cực về hoạt động bán lẻ trong nước./.
Tác giả: Diệu Linh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy