Trong báo cáo vừa công bố, đại diện CBRE Việt Nam cho biết, năm 2020, lĩnh vực bán lẻ là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19. Tổng doanh thu và tiêu dùng dịch vụ của Việt Nam trong năm 2020 chỉ tăng 2,6%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 11,8% trong năm 2019.
Theo đó, bất động sản bán lẻ cũng chứng kiến một số tác động đáng kể trong năm đại dịch bùng phát. Thống kê của CBRE cho thấy, tại Hà Nội, mặt bằng bán lẻ có tỷ lệ trống tăng ở cả khu vực trung tâm và ngoài trung tâm.
Bất động sản bán lẻ chịu nhiều tác động trong năm 2020 (Ảnh: Thế Hưng)
Tại khu vực trung tâm, tỷ lệ trống tăng 12,9% so với cùng kỳ, đạt 14,3%, mức cao nhất kể từ năm 2011. Đồng thời, tỷ lệ trống ở khu vực ngoài trung tâm tăng 3,3% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 12,3%.
"Hầu hết khách thuê đều phải trải qua những thử thách trong thời gian khó khăn này, trong đó, nhóm khách thuê chịu nhiều thiệt hại nhất đến mức phải đóng cửa thường là các cửa hàng thời trang, phụ kiện và ăn uống đặt tại tầng cao trong khu vực trung tâm", chuyên gia CBRE cho hay.
Tuy nhiên theo nhìn nhận của chuyên gia CBRE, với những nỗ lực không ngừng để kiểm soát dịch bệnh trong suốt cả năm, thị trường bán lẻ Việt Nam đã lấy lại đà phát triển, với hai dự án lớn khai trương, đóng góp thêm 41.000m2 diện tích mặt bằng bán lẻ cho thuê tại Hà Nội.
Kết quả là đến cuối năm 2020, nguồn cung bán lẻ của Hà Nội đạt 1.050.000m2, tăng 4% so với năm 2019. Tốc độ tăng này thấp hơn so với hai năm trước do có một số dự án không đi vào hoạt động như kế hoạch.
Thống kê cho thấy, giá chào thuê trung bình (tầng một và tầng trệt, không bao gồm VAT và phí dịch vụ) ở khu vực trung tâm tăng 9,7% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 107,7 USD/m2/tháng do một số mặt bằng bán lẻ tại vị trí đắc địa chào thuê ở mặt bằng giá cao hơn, sau khi được nâng cấp lại. Mặt khác, giá chào thuê tại khu vực ngoài trung tâm ghi nhận mức tăng nhẹ 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 24,5 USD/m2/tháng.
Trong ba năm tới, CBRE dự báo thị trường dự kiến có hơn 300.000 m2 mặt bằng bán lẻ chào thuê mới, đều đến từ khu vực ngoài trung tâm. Sự bùng phát của dịch Covid-19 đã định hình lại hành vi mua sắm của người tiêu dùng, chú trọng đến xu hướng thương mại điện tử và đời sống sức khỏe. Số lượng cửa hàng dược phẩm được ghi nhận là tăng 65% so với cùng kỳ năm ngoái, từ 26 cửa hàng lên 43 cửa hàng tại Hà Nội, do lối sống lành mạnh ngày càng trở nên quan trọng và đã trở thành một xu hướng mới.
Bên cạnh đó, khách hàng cũng chuyển sang ghé thăm các cửa hàng ít hơn nhưng chi tiêu nhiều hơn cho mỗi lần mua sắm hoặc chuyển sang các kênh bán hàng trực tuyến.
Tác giả: Nguyễn Mạnh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy