Người dân bị ảnh hưởng bởi ngập lụt sơ tán tới các khu trại tạm ở tỉnh Sindh (Pakistan). (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 12/1, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã chấp thuận đáo hạn khoản vay 2 tỷ USD đối với Pakistan, đồng thời cho quốc gia Nam Á này vay thêm 1 tỷ USD.
Tuyên bố của Văn phòng Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif xác nhận Tổng thống UAE Sheikh Mohamed bin Zayed Al-Nahyan đã đồng ý đáo hạn khoản vay trên, cũng như việc cho Pakistan vay thêm 1 tỷ USD, song không cung cấp chi tiết các điều khoản liên quan.
Quyết định này được đưa ra tại các cuộc hội đàm ở UAE giữa Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif và các quan chức cấp cao của quốc gia vùng Vịnh nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ dành cho nền kinh tế đang gặp khó khăn này.
Tuyên bố cho biết thêm tại các cuộc hội đàm, hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác đầu tư, thúc đẩy quan hệ đối tác và tạo cơ hội đầu tư giữa hai nước.
Các thỏa thuận trên đạt được trong bối cảnh Pakistan đang chật vật ứng phó với cuộc khủng hoảng ngoại hối trầm trọng khi lượng dự trữ ngoại hối hiện chỉ đủ để chi trả cho các đơn hàng nhập khẩu trong khoảng ba tuần.
Dự trữ ngoại hối của Pakistan đã giảm xuống còn chưa đầy 6 tỷ USD, trong khi chỉ riêng quý đầu năm nay, số nợ phải thanh toán đã lên tới hơn 8 tỷ USD.
Gần đây, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã tạm thời đình chỉ thỏa thuận cho quốc gia Nam Á này vay 7 tỷ USD - khoảng 50% trong số đó đã được giải ngân, do Islamabad không thực hiện đầy đủ các biện pháp kinh tế cứng rắn, trong đó có việc cắt giảm trợ cấp và tăng thuế.
Pakistan đang "gánh" nợ quốc gia lên tới 274 tỷ USD, tương đương gần 90% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Nền kinh tế này cũng đang chịu tác động nặng nề do các trận lũ lụt gió mùa nghiêm trọng.
Gần 1/3 diện tích của Pakistan chìm trong biển nước hồi năm ngoái và chính phủ cho biết cần hơn 16 tỷ USD trong ba năm tới để tại thiết đất nước.
Trước đó, ngày 9/1, Pakistan thông báo đã nhận được cam kết hỗ trợ khoảng 9 tỷ USD tại hội nghị quốc tế diễn ra ở Geneva (Thụy Sĩ) về hỗ trợ quốc gia Nam Á này tái thiết sau lũ.
Trong số các nhà tài trợ có Ngân hàng Phát triển Hồi giáo (cam kết cung cấp 4,2 tỷ USD trong 3 năm tới), Ngân hàng Thế giới (2 tỷ USD), Ngân hàng Phát triển châu Á (1,5 tỷ USD), Liên minh châu Âu, Trung Quốc, Pháp và Mỹ./.
Tác giả: Minh Tâm
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy