Trong thời gian gần đây, Ukraine thường xuyên đưa ra tuyên bố về việc bắn hạ tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal được triển khai từ máy bay chiến đấu MiG-31K, của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga (RuAF).
Cụ thể, vào ngày 4/5 chỉ huy Lực lượng Không quân Ukraina, Tướng Mykola Oleschuk, tuyên bố rằng một tên lửa Kinzhal đã bị hệ thống phòng không Patriot đánh chặn.
Vào ngày 16/5, người phát ngôn của Lực lượng Không quân Ukraine tuyên bố đã đánh chặn tất cả 6 tên lửa Kinzhal được phón từ 6 máy bay chiến đấu MiG-31K. Điều đáng ngạc nhiên là người phát ngôn lại thừa nhận rằng một trong những tên lửa Kinzhal đã làm hỏng một khẩu đội Patriot.
EurAsian Times dẫn lời ý kiến của nhà phân tích quân sự Vijainder K Thakur, cựu phi công tiêm kích Ấn Độ. Ông khẳng định rằng, sự thật là tên lửa siêu thanh Kinzhal không thể bị đánh chặn bằng công nghệ hiện tại.
MiG-31 được trang bị tên lửa siêu thanh Kinzhal. Ảnh IEEE Spectrum
Chiến thuật của MiG-31K và Kinzhal
Trước đây MiG-31K trang bị tên lửa Kinzhal chỉ cất cánh khi được yêu cầu tấn công một mục tiêu cụ thể, nhưng hiện tại MiG-31K mang theo Kinzhal thường xuyên hoạt động và tuần tra trên không.
Thời gian đầu của cuộc xung đột, Ukraine nhận cảnh báo về một cuộc tấn công Kinzhal chỉ bằng cách quan sát máy bay MiG-31K cất cánh. Nhưng bây giờ, Ukraine phải đối mặt với các cuộc tấn công Kinzhal mà không có bất kỳ cảnh báo nào.
Tọa độ và hình ảnh radar của mục tiêu được truyền đến MiG-31K đang tuần tra qua liên kết dữ liệu an toàn. Dữ liệu nhắm mục tiêu thường thu được bằng cách sử dụng vệ tinh tạo ảnh radar, sau đó được vệ tinh chuyển trực tiếp tới MiG-31K hoặc thông qua điều khiển mặt đất.
Hệ thống quản lý vũ khí và nhắm mục tiêu trên MiG-31K sử dụng dữ liệu nhắm mục tiêu nhận được để lập trình hệ thống lái tự động của Kinzhal, tải hình ảnh radar của mục tiêu vào thiết bị tìm kiếm của tên lửa và tính toán điểm phóng của tên lửa. Sau đó, phi hành đoàn bắt đầu trình tự phóng hoàn toàn tự động.
Kinzhal về cơ bản là tên lửa Iskander-M nhưng động cơ được thiết kế gọn gàng hơn. MiG-31K đóng vai trò là bệ phóng tên lửa như xe phóng của tên lửa Iskander-M. Để phóng Kinzhal, MiG-31K cần đạt tốc độ, độ cao và tọa độ giống như Iskander-M.
Khi tên lửa đã sẵn sàng phóng, phi hành đoàn sẽ bắt đầu trình tự phóng. Sau đó, máy bay sẽ bay tự động để đạt được các thông số phóng tên lửa một cách chính xác. Sau khi đạt được các thông số, phi hành đoàn sẽ thả tên lửa. Thông thường, vụ phóng tên lửa xảy ra ở độ cao khoảng 20 km và đạt tốc độ Mach 2.
Khi được thả ra, động cơ tên lửa đẩy nhiên liệu rắn của Kinzhal sẽ bốc cháy để đẩy tên lửa. Hệ thống lái tự động điều khiển quỹ đạo của tên lửa bằng cách sử dụng các cánh tản nhiệt khí động học. Tên lửa leo nhanh lên ranh giới tầng bình lưu để giảm thiểu lực cản.
Khi tăng độ cao bay, các cánh khí động học trở nên kém hiệu quả và tên lửa chuyển sang điều khiển vectơ lực đẩy. Khi chạm tới ranh giới tầng bình lưu, tên lửa bay theo phương ngang và tăng tốc lên Mach 10.
Trong toàn bộ chuyến bay tới mục tiêu, tên lửa di chuyển ngẫu nhiên bằng cách sử dụng điều khiển vectơ lực đẩy và sau đó là các vây để né tránh hệ thống phòng thủ tên lửa.
Đến khu vực mục tiêu, tên lửa sẽ bật đầu tìm kiếm radar chủ động. Nó liên tục so sánh hình ảnh radar mà người tìm kiếm nhìn thấy với hình ảnh mục tiêu được tải trong bộ nhớ trước khi phóng. Ngay khi phát hiện sự trùng khớp, nó sẽ chuyển hướng tới mục tiêu.
Hệ thống phòng không Patriot. (Ảnh: CNN)
Thử thách của các hệ thống phòng không
Để đánh chặn một tên lửa đang lao tới thành công, các hệ thống phòng không Ukraine phải tính toán tọa độ của điểm đánh chặn, tức là nơi mà mục tiêu và tên lửa đánh chặn sẽ đến cùng lúc.
Khả năng tăng tốc của tên lửa đánh chặn, tốc độ tên lửa mục tiêu đang bay tới và phạm vi phát hiện mục tiêu của radar là rất quan trọng để đánh chặn thành công. Trong mọi trường hợp, “điểm ngắm” sẽ là vị trí mà tên lửa mục tiêu sẽ chuẩn bị đi qua dọc theo quỹ đạo của nó.
Nếu khoảng cách phát hiện mục tiêu ngắn và tốc độ mục tiêu rất cao, như trường hợp đánh chặn Kinzhal, thì có thể không có điểm ngắm nào khả thi! Trong trường hợp phát hiện mục tiêu rất sớm, có thể tính toán điểm ngắm nhưng điểm này sẽ dựa trên quỹ đạo hiện tại của tên lửa mục tiêu. Nếu tên lửa mục tiêu thay đổi quỹ đạo liên tục, điểm ngắm sẽ phải được tính toán lại.
Vì vậy, việc đánh chặn một tên lửa siêu thanh đang cơ động trong giai đoạn cuối của nó là gần như không thể với tình trạng công nghệ phòng không như hiện nay. Tuy nhiên, vẫn có khả năng đánh chặn Kinzhal, đó là thời điểm ngay sau khi nó được thả ra khỏi MiG-31K khi tên lửa đang leo lên ranh giới tầng bình lưu và không cơ động.
Tuy nhiên, điều đó đòi hỏi hệ thống phòng không, cụ thể trong trường hợp này là Patriot phải được đặt rất gần điểm phóng của Kinzhal. Trong điều kiện Kinzhal có tầm bắn 2.000 km, để đủ tầm đánh chặn thì khẩu đội Patriot phải nằm cách điểm phóng Kinzhal là 30 km (tầm bắn của tên lửa đánh chặn PAC-3 trên Patriot), nhưng điều này là không thể.
Ngoài ra, cũng theo vị chuyên gia này, Ukraine chưa bao giờ đưa ra bất kỳ bằng chứng xác thực nào về tuyên bố bắn hạ Kinzhal.
Tác giả: Lê Hưng/Theo EurAsian Times
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy