Ảnh: INFLUENCER LAB
Mới đây, cuộc điều tra của Post Investigation đã phát hiện hàng trăm trẻ em Hồng Kông từ 9 tuổi đã bị lộ danh tính của mình trên Tik Tok.
Trước đó, công ty mẹ của ứng dụng này đã tuyên bố sẽ tiên phong phát triển công nghệ bảo mật trị giá hơn 20 tỉ USD để bảo vệ người dùng vượt qua cả Facebook và Instagram.
Musical.ly, ứng dụng "chị em" của Tik Tok, cũng từng làm dấy lên mối quan tâm ở Mỹ và Úc vì thất bại trong việc bảo vệ trẻ em khỏi bị sách nhiễu.
Eric Fan Kin-man, ủy viên hội đồng công nghệ thông tin Hồng Kông, cho biết: "Theo thỏa thuận dịch vụ, ứng dụng không dành cho người dùng dưới 16 tuổi và nếu vi phạm quy định, sẽ bị xóa tài khoản.
Tuy nhiên, phần lớn các video hiện nay trên nền tảng chủ yếu là trẻ em và hầu như không có bất kỳ người dùng trên tuổi vị thành niên nào."
Cả Tik Tok và Musical.ly đều cho phép người dùng tạo ra các video ngắn nhép theo lời nhạc và được sở hữu bởi Bytedance.
Được thành lập vào năm 2012, Bytedance là một trong những công ty phát triển công nghệ phát triển nhanh nhất Trung Quốc, được biết đến với việc sử dụng thuật toán và AI để chọn tin tức, video và các nội dung khác cho người đọc.
Hiện thông tin cá nhân của hàng trăm người dùng trẻ em đã bị công khai công khai trên nền tảng này vì không thể kiểm soát quyền riêng tư. Nguy hiểm hơn, Tik Tok còn không chặn các video với chủ đề hoặc hành động khêu gợi vốn được tạo ra để "câu like".
Nhà lập pháp Fernando Cheung Chiu-hung cho biết mình sẽ yêu cầu các nhà chức trách nên đánh giá và suy nghĩ về pháp luật nếu cần thiết đối với Tik Tok. Ông cho rằng nhiều quốc gia trên thế giới vẫn còn thiếu luật pháp cứng rắn để bảo vệ trẻ em trực tuyến.
Trong khi đó, Young Wo-Sang, người đứng đầu hãng bảo mật Internet Society Hong Kong, lại ít gay gắt hơn khi đề xuất ứng dụng nên kiểm tra tuổi tác người dùng khi đăng ký tài khoản bằng cách áp dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt.
"Nó có thể không chính xác 100%, nhưng nó sẽ hữu ích. Thêm nữa, sẽ không khó để Tik Tok cung cấp các tùy chọn cho người dùng để chia sẻ video riêng tư với bạn bè của họ. Nếu Tik Tok và Musical.ly thực sự quan tâm đến trẻ em, họ nên chủ động trong việc đưa ra các biện pháp an toàn." – Young nói.
Vào tháng 2, Bytedance đã mua lại ứng dụng tự sướng AR của Faceu với giá 300 triệu USD để thêm hiệu ứng đặc biệt vào khuôn mặt của người dùng và làm cho chúng trông dễ thương hoặc hài hước. Tuy nhiên, công ty vẫn chưa áp dụng Face ID cho Tik Tok.
Billy Wong Wai-yuk, thư ký điều hành Ủy ban Quyền trẻ em Hồng Kông, lo ngại Tik Tok sẽ trở thành một ứng dụng bị lạm dụng bởi những kẻ "săn mồi" gây hại cho trẻ em.
Billy chia sẻ: "Trẻ em không hiểu rằng video sẽ không thể bị xóa trực tuyến, bởi lẽ dù có xóa đi nữa thì những người khác có thể đã lưu video trên điện thoại của họ, vì mọi người đều có thể xem và tải xuống video từ Tik Tok.
Các nhà khai thác truyền thông mạng xã hội nên đảm bảo trẻ em hiểu được ý nghĩa riêng tư của việc đăng nội dung, bao gồm cả việc những người dùng khác có thể dễ dàng sao chép và đăng lại thông tin trên các nền tảng công khai mà họ không kiểm soát được."
Công ty mẹ của Tik Tok hiện đã từ chối trả lời các bình luận này.
Theo Tuổi trẻ
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy