Tin liên quan
Đại biểu Phạm Huy Hùng từng là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Công thương Vietinbank, theo ý kiến của ông Hùng VAMC thực chất chỉ mang đến giải pháp kỹ thuật, không khác gì nhà kho chứa nợ xấu, trong 5 năm Ngân hàng Nhà nước cho phép tổ chức tín dụng được bán nợ, đơn vị này sẽ tiềm ẩn đầy rủi ro và nguy hiểm.
Ảnh minh họa
Ông Hùng đặt vấn về: “Đưa vào kho chứa 5 năm, ngân hàng yên tâm coi như xong, cơ quan quản lý không ai kiểm tra, thanh tra nữa. Doanh nghiệp cũng yên tâm không đả động gì. Nhưng 5 năm sau mở kho chứa ra, nợ xấu sẽ là cái gì?”, theo ông cần phải xem lại thực chất của VAMC hiện nay, vì có thể giải pháp này đưa ra nhưng chưa “bắt đúng bệnh”.
Tổng giám đốc Vietinbank Lê Đức Thọ cho rằng, cách mà VAMC đang làm giống như một siêu thị, có nhiều mặt hàng khác nhau và phải phân loại từng món đó rồi đưa ra chào hàng, quan trọng hơn cả là thời gian và cơ chế đặc biệt để bán và xử lý chứ không phải bán tống, bán tháo và với cơ chế còn rất khó khăn như hiện nay.
Cái khó nhất mà VAMC phải đối mặt là khâu xử lý tài sản sau khi mua được, trong thời gian qua, liên tiếp VAMC thất bại trong việc đưa ra đấu giá, vì nhiều tài sản liên quan đến doanh nghiệp và cả ngân hàng nhưng ai cũng muốn giá cao, còn thị trường thì định giá thấp, và còn quá nhiều vướng mắc trong khâu định giá, đấu giá và phát mãi tài sản còn thiếu, ông Thọ cho hay.
Theo ông Thọ, về quan điểm 5 năm nữa tài sản của VAMC có thể “ bốc mùi” nhưng theo ông, thực tế nếu tài sản chưa bán được vẫn quay trở lại ngân hàng, lúc đó ngân hàng đã đủ dự phòng rủi ro – nợ xấu được trả hết cho VAMC, nếu bán được các ngân hàng sẽ tăng thu nhập bất thường, còn không bán được cũng là tài sản của ngân hàng chứ không còn là nợ xấu.
Quan điểm của Tiến sĩ Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội thì cho rằng việc bị tắc “ đầu ra” sau khi mua nợ, đấu giá thất bại của VAMC là do vướng mắc từ cơ chế xử lý tài sản đảm bảo, mức giá đưa ra cao hơn thị trường nên không ai dám mua. Nhưng nếu để giá thấp thì VAMC bị lỗ, điều quan trọng là phải tháo gỡ khó khăn này, xác định rõ quan điểm bảo toàn giá trị cho từng món nợ hay chấp nhận xử lý nó theo cơ chế thị trường. Ông nói: "Theo tôi, cần phải cho phép VAMC được vận hành theo cơ chế đặc biệt hơn, nhưng tất nhiên không được vượt luật".
Theo ông Kiên, phải đảm bảo được quy trình đấu thầu, đấu giá, thẩm định vẫn phải thực hiện theo đúng quy định của luật công khai, minh bạch, phân loại rõ từng món nợ, nợ của bất động sản có thể bán lỗ do thị trường đang đóng băng không thể hồi phục, nhưng bù lại ở các lĩnh vực khác tốt hơn bán lãi bù đắp vào. Lúc đó, VAMC vẫn đảm bảo mục tiêu không bị ăn vào vốn mà vẫn linh hoạt xử lý được tài sản. Bán theo giá thị trường phải chấp nhận có lỗ, có lãi còn cứ đòi giá cao thì không thể bán được.
Ông Lê Đức Thọ đề nghị cho VAMC cơ chế được tự thỏa thuận, thương thảo bán nợ nhưng cần đặt ra nguyên tắc thu hồi nợ tối đa, thay vì đấu giá có thể cho phép công ty được thỏa thuận thương thảo nhưng có thể thậm định giá. Để quyết định mức giá các Bộ ngành cần có một ban nào đó để không dẫn đến thất thoát tài sản quốc gia, như vậy tài sản có thể bán được nhanh hơn.
Kiều Chinh (th)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy