Dòng sự kiện:
Vay hợp vốn của Việt Nam cao kỷ lục sau khoản vay 9.200 tỷ của Phú Hưng Khang
02/09/2018 11:00:41
Chủ tịch của Phú Hưng Khang cũng chính là ông Tseng Fan Chih, lãnh đạo Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng. Mặc dù vay lớn nhưng doanh nghiệp có vốn điều lệ chỉ 100 tỷ đồng.

Theo thông tin từ Finance Aisa, Công ty TNHH Phát triển Phú Hưng Khang vừa ký kết khoản vay dài hạn trị giá 400 triệu USD, tương đương 9.320 tỷ đồng. Đây là khoản vay hợp vốn thông qua các nhà phát hành chung và các bên thu xếp vốn chính thức từ Ngân hàng Thương mại Quốc tế Mega và Ngân hàng Thương mại Taipei Fubon.

Các bên cùng tham gia cho vay hợp vốn gồm Bank SinoPac. Ngân hàng Thương mại & Tiết kiệm Thượng Hải, Ngân hàng Hợp tác Đài Loan, và Ngân hàng Thương mại Yuanta đóng vai trò là các nhà giao dịch được ủy thác chính. Trong khi đó, Ngân hàng Chang Hwa, Ngân hàng E.Sun, Ngân hàng Hua Nan, Ngân hàng nhà đất Đài Loan, Ngân hàng Thương mại Đài Trung và Ngân hàng Kinh doanh Đài Loan đóng vai trò những bên tham gia.

Giá trị các khoản vay khu vực Châu á Thái Bình Dương trừ Nhật Bản

Finance Aisa cũng cho biết số tiền thu được nhằm mục đích đáo hạn một số khoản nợ hiện tại, mua cổ phần tài chính và phục vụ nhu cầu vốn lưu động.

Phú Hưng Khang là doanh nghiệp thuộc sở hữu của Công ty TNHH Nam Sài gòn Residences - một FDI từ Đài Loan. Mặc dù đi vay một khoản lớn nhưng vốn điều lệ của doanh nghiệp này hiện chỉ là 100 tỷ đồng. Chủ tịch hiện nay của Phú Hưng Khang hiện là ông Tseng Fan Chih, người không xa lạ với giới đầu tư. Ông hiện cũng là người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH Liên doanh Phú Mỹ Hưng, chủ đầu tư dự án Khu đô thị Phú Mỹ Hưng.

Phú Hưng Khang có trụ sở đặt tại Kỳ Sơn, Hòa Bình.

Sau khoản cho vay trên, khối lượng cho vay hợp vốn của Việt Nam hiện ở mức 3,6 tỷ USD trong năm nay, tăng 6% so với mức 3,4 tỷ USD của năm 2017. Đây cũng là mức cao nhất được ghi nhận.

Trước đó, thương vụ tỉ phú người Thái thâu tóm Tổng công ty Bia - Rượu - NGK Sài gòn (Sabeco) thông qua Công ty Vietnam Beverage cũng làm gia tăng đáng kể nợ nước ngoài của Việt Nam.

Ở Đông Nam Á, khối lượng cho vay hợp vốn là 58,6 tỷ USD trong năm 2018, tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái và đánh dấu mức cao nhất từ năm 2014 (81,6 tỷ USD).

Cấp tín dụng hợp vốn: Là việc có từ hai (02) tổ chức tín dụng trở lên cùng thực hiện cấp tín dụng đối với khách hàng, thông qua các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

Theo Người đồng hành

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến