(Ảnh minh họa. Nguồn:Vietnam+)
“Tình hình đã thay đổi, Việt Nam cần có tư duy duy, quan điểm, chiến lược mới và cách làm mới về chống dịch COVID-19. Trong đó, các doanh nghiệp đồng tình và nhất trí cao với quan điểm của Thủ tướng Chính phủ ‘phải sống chung lâu dài với dịch bệnh, không thể khống chế tuyệt đối, phải thích ứng và có cách làm phù hợp,’ ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trao đổi tại Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ với cộng động doanh nghiệp, ngày 26/9.
Không thể giãn cách xã hội mãi
Trước sự suy kiệt về “sức khỏe” của khối doanh nghiệp, ông Công cho rằng không thể dùng biện pháp giãn cách xã hội mãi được, vì kéo dài quá lâu sẽ khiến nhiều doanh nghiệp có thể sụp đổ.
Theo ông Công, thay vì dồn toàn lực tập trung cho một mặt trận chính là phòng chống dịch bệnh, Việt Nam cần tập chú trọng cả cả mặt trận thứ hai, đó là duy trì và phát triển kinh tế.
“Cả hai mặt trận này đều quan trọng và tác động qua lại với nhau. Cụ thể, phòng chống dịch tốt mới duy trì được sản xuất an toàn và sản xuất tốt sẽ tạo tiềm lực để chiến thắng dịch bệnh,” ông Công nói.
Với quan điểm trên, người đứng đầu Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đề xuất hai phương án đối phó với dịch COVID-19 trong tình hình mới.
Một là cần phải thay đổi quan điểm để nhìn nhận cộng đồng doanh nghiệp như một chủ thể quan trọng trong ứng phó COVID-19, từ đó tin tưởng giao quyền và trang bị, nâng cao năng lực y tế tại chỗ cho doanh nghiệp.
Hai là mặt trận kinh tế vững chắc sẽ tạo nền tảng chiến thắng trên mặt trận y tế, do vậy các chính sách đưa ra cần bảo vệ, hỗ trợ việc duy trì hoạt động sản xuất-kinh doanh an toàn trong điều kiện sống chung với dịch.
Trên cở sở đó, VCCI đề nghị với Thủ tướng trong cơ cấu Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 tại các cấp, địa phương cần có sự tham gia của đại diện cộng đồng doanh nghiệp.
Vaccine là ‘chìa khoá’
Trong điều kiện “bình thường mới,” ông Công nhấn mạnh vaccine là ‘chìa khoá’ cho việc mở cửa kinh tế cũng như sản xuất an toàn. Bên cạnh đó, cộng đồng doanh nghiệp có nguyện vọng mong các giải pháp đề ra trong các Nghị quyết của Chính phủ được triển khai nhanh chóng, kịp thời và có hiệu quả, hỗ trợ doanh nghiệp ở thời điểm vô cùng khó khăn như hiện nay.
Ông Công chỉ ra thực tế, công tác phòng chống dịch bệnh đã trở thành một phần không tách rời trong quy trình sản xuất-kinh doanh và quản trị của khối doanh nghiệp. Theo đó, chi phí phòng chống dịch bệnh đã trở thành một phần tất yếu của chi phí sản xuất trong bối cảnh “sống chung” với dịch bệnh,
Do vậy, VCCI đề nghị Chính phủ, Quốc hội chủ động và kịp thời cho triển khai nghiên cứu, xây dựng và ban hành các chính sách, quy định mới (kể cả pháp luật) phù hợp với điều kiện bình thường mới, tránh nguy cơ chính sách lạc hậu và trở thành điểm nghẽn cho hoạt động của động của doanh nghiệp.
(Ảnh minh họa. Nguồn:Vietnam+)
Bên cạnh đó, hoạt động giãn cách xã hội thời kéo dài đã khiến cho hoạt động sản xuất bị đình trệ. Ông Công khuyến nghị Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cần xem xét và có phương án điều chỉnh, trình lên các cấp có thẩm quyền cho phép nâng giới hạn làm thêm giờ, nhằm đáp ứng các yêu cầu của các mô hình “3 tại chỗ”, “bong bóng sản xuất” cũng như đáp ứng thời gian của các đơn hàng trong tình hình mới.
Về chính sách tín dụng, VCCI đề xuất Ngân hàng Nhà nước có những chính sách hỗ trợ mạnh hơn (như nới hạn mức tín dụng, cho vay ưu đãi lãi suất thấp, nâng hạn mức tài sản thế chấp…) và tăng cơ hội tiếp cận vốn cho khu vực doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, hộ kinh doanh... dưới hình thức các quỹ bảo lãnh tín dụng, quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, người đứng đầu VCCI khuyến cáo sức chịu đựng của doanh nghiệp nội địa trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài chỉ có thể cầm cự thêm tối đa khoảng 6 tháng nữa; trong đó thấp nhất là lĩnh vực nông lâm, thủy sản (trung bình 4,7 tháng), thông tin truyền thông (4,9 tháng) và xây dựng (5,3 tháng).
Theo ông Công, hệ thống ngân hàng thương mại cần có chính sách hỗ trợ, tiếp tục giảm lãi suất cho vay. Ông đặc biệt nhấn mạnh đến mối quan hệ cộng sinh giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Trong bối cảnh, doanh nghiệp sức khỏe “suy kiệt” vì đình trệ sản xuất-kinh doanh, các ngân hàng thương mại vẫn ghi nhuận lợi nhuận lớn thì đây là một chỉ dấu không lành mạnh của nền kinh tế./.
Báo cáo của VCCI tại hội nghị cho biết 10% số doanh nghiệp đã rút lui khỏi nền kinh tế trong tám tháng năm 2021, tức là trung bình mỗi tháng hơn 10.000 doanh nghiệp dừng hoạt động và tăng trên 24% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khảo sát của VCCI, 91% doanh nghiệp cho biết đã giảm quy mô lao động trong thời kỳ diễn ra dịch bệnh COVID-19 do hoạt động sản xuất-kinh doanh kém hiệu quả. Tình trạng người lao động mất việc làm phổ biến nhất ở các tỉnh Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh duyên hải miền Trung, tương ứng là 95%, 93% và 92% doanh nghiệp thừa nhận đã cho người lao động thôi việc.
Tác giả: Hạnh Nguyễn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy