Cụ thể, với kịch bản lạc quan, VEPR dự báo tăng trưởng năm 2018 đạt tới 6,83%, cao hơn mục tiêu mà Quốc hội đề ra. Tuy nhiên lạm phát năm 2018 cũng không còn thấp như năm 2017, mà có thể ở mức 4,2%, cao hơn mục tiêu đề ra là 4%.
PGS, TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR dự báo, kịch bản này nhiều khả năng sẽ xảy ra và mức tăng trưởng 6,83% có được nhờ quán tính tăng trưởng của năm trước, đi liền với những nỗ lực cải thiện năng suất của Chính phủ. Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế thế giới, với sự phục hồi của các nền kinh tế lớn như Mỹ, châu Âu, nhóm nước BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) và khu vực ASEAN, dự báo sẽ tăng cao hơn năm 2017, cũng sẽ tác động tích cực đến kinh tế Việt Nam.
Tuy nhiên, các đợt điều chỉnh giá các dịch vụ công cũng như việc điều chỉnh tăng giá xăng dầu sẽ gây áp lực tăng lạm phát lớn trong năm nay.
Còn trong kịch bản thứ hai, với điều kiện thận trọng hơn của kinh tế thế giới và nội địa, tăng trưởng sẽ ở mức 6,49% (đạt xấp xỉ mục tiêu mà Quốc hội đề ra). Với kịch bản này, do hoạt động kinh tế chậm hơn dự kiến, nên lạm phát chỉ đạt mức 3,86%.
TS. Nguyễn Đức Thành lưu ý, xu hướng thắt chặt tiền tệ của Mỹ và EU cùng với xu hướng tăng giá năng lượng có thể làm cho đồng tiền Việt Nam sẽ mất giá so với USD và Euro; đẩy giá hàng hoá nhập khẩu lên, góp phần gây áp lực cho lạm phát. Mặc dù vậy, việc đồng Việt Nam mất giá so với USD và Euro cũng giúp tăng cường năng lực cạnh tranh và thúc đẩy hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu vào các thị trường này...
Điểm rất đáng chú ý mà nhóm nghiên cứu của VEPR chỉ ra, đó là năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam ở nhiều lĩnh vực, thậm chí cả những lĩnh vực trụ cột như công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng, vận tải, kho bãi (logistics)... hiện đều ở mức gần hoặc thấp nhất so với các nước trong khu vực.
Để cải thiện NSLĐ, các chuyên gia của VEPR khuyến nghị, Việt Nam cần tiếp tục tạo điều kiện tích cực để thúc đẩy tăng trưởng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP), có chính sách đào tạo và nâng cao tri thức, kỹ năng cho người lao động. Đặc biệt, Việt Nam cần chú trọng vào đổi mới, sáng tạo về cải tiến kỹ thuật trong sản xuất, áp dụng công nghệ, đầu tư thêm vào việc nghiên cứu cải tiến công nghệ và mua các công nghệ từ nước ngoài trong trường hợp cần thiết.
Theo Thời báo Ngân hàng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy