Trong phiên toà tuyên án với Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Xây Dựng Việt Nam (CBBank - ngân hàng mua lại VNCB), nguyên Chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh và đồng phạm trong vụ án xảy ra sai phạm tại VNCB khiến ngân hàng này thiệt hại hơn 6.126 tỷ đồng vào ngày 25/12, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm tuyên án 20 năm tù đối với bị cáo Phạm Công Danh, tổng hợp với bản án trước 20 năm, hình phạt chung cho bị cáo là 30 năm tù. Bị cáo Phan Thành Mai, nguyên Tổng giám đốc VNCB nhận án 20 năm tù, cộng với bản án trước 20 năm, tổng hợp hình phạt 30 năm tù…
Về trách nhiệm dân sự, Hội đồng xét xử phúc thẩm bác kháng nghị của Viện trưởng Viện KSND cấp cao tại Tp.HCM cũng như kháng cáo của ngân hàng CB. Theo đó tuyên CB phải trả lại 4.500 tỷ đồng cho Phạm Công Danh.
Hội đồng xét xử phúc thẩm cho rằng, 4.500 tỷ đồng ông Danh chuyển tăng vốn điều lệ cho VNCB lên 7.500 tỷ đồng, sau đó không được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho tăng vốn điều lệ thì phải trả lại cho ông Danh.
Hội đồng xét xử phúc thẩm nêu không có chứng cứ nào chứng minh Danh đã sử dụng 4.500 tỷ đồng cho mục đích cá nhân mà hòa vào dòng tiền chung của ngân hàng, sử dụng cho mục đích của VNCB nên cần giữ nguyên án sơ thẩm về việc thu hồi 4.500 tỷ đồng trả lại cho Danh, sau đó để Danh cấn trừ khắc phục hậu cho vụ án.
Tại phiên sơ thẩm, HĐXX tuyên buộc thu hồi hàng ngàn tỷ đồng từ nhiều nguồn khác nhau được xác định là tang vật vụ án gồm hơn 1.600 tỷ đồng của BIDV, hơn 200 tỷ đồng của Sacombank, 3,1 tỷ đồng của TPBank, hơn 194 tỷ đồng của ông Trần Quí Thanh, 600 tỷ đồng của bà Hứa Thị Phấn…. Tuy nhiên, sau đó BIDV đã có kháng cáo đối với bản án này.
Những ngân hàng liên quan đến đại án Ngân hàng Xây dựng
Tại phiên phúc thẩm, sau khi xem xét, HĐXX quyết định chấp nhận kháng cáo của BIDV về việc đề nghị không thu hồi 1.633 tỷ đồng để trả về cho ngân hàng CB. Theo HĐXX, ông Phạm Công Danh sử dụng 1.633 tỷ đồng từ hành vi phạm tội trong vụ án để tất toán các khoản nợ 1.176 tỷ đồng tại BIDV chi nhánh Sở giao dịch 2 và gần 458 tỷ đồng tại BIDV chi nhánh Hải Vân. Giao dịch này được cho là đúng quy định của pháp luật, những khoản tiền này đã hòa vào dòng tiền chung của BIDV.
Ngoài ra, HĐXX cấp phúc thẩm đã bác kháng cáo của ông Trần Quý Thanh (Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát) không chấp nhận thu hồi tiền của ông Trần Quí Thanh, giữ nguyên án sơ thẩm buộc thu hồi 194 tỷ đồng từ ông này để khắc phục hậu quả cho ngân hàng CB. Riêng kháng cáo của phía bà Hứa Thị Phấn không đúng quy định nên không được xem xét.
Hội đồng xét xử nêu, Tập đoàn Thiên Thanh, Địa ốc Bảo Gia, CB và những người liên quan khác liên quan số tiền nêu trên là quan hệ pháp luật khác, tách ra vụ án dân sự khác khi các bên có yêu cầu.
Thu Hà (T/h)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy