Sau nhiều tháng chạy thử, Bộ GTVT dự kiến trong tháng 4/2019 sẽ vận hành chính thức tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Về nhân lực, hiện nay hơn 680 cán bộ, nhân viên (chưa bao gồm bảo vệ, vệ sinh nhà ga) Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội đã sẵn sàng vận hành tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông.
Công ty Đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, trong số hơn 680 cán bộ, nhân viên vận hành tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông chia ra 21 trung tâm và một số bộ phận khác nhau.
Cụ thể có 50 nhân viên quản lý thuộc các phòng chức năng (quản lý tàu, quản lý nhà ga, sửa chữa công trình).
Cần 681 người để vận hành toàn tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. (Ảnh: Toàn Vũ)
Trung tâm lái tàu có 86 người, trong đó có 46 lái tàu chính trên tuyến, 13 lái tàu dồn, thử tàu.
Trung tâm kiểm tra sửa chữa thông tin tín hiệu có 62 người, đa số là công nhân bảo dưỡng và các kỹ sư. Bộ phận kiểm tra, sửa chữa thiết bị nhà ga có 60 người. Trung tâm kiểm tra, sửa chữa tàu gồm 53 người phụ trách thiết bị điện, máy móc trên tàu…
Ông Vũ Hồng Trường – Chủ tịch Hội đồng Thành viên kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội giải thích lý do cần tới 681 cán bộ, nhân viên vận hành tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông vì đường sắt đô thị khác đường bộ và đường sắt quốc gia ở chỗ "3 trong 1". Tức là cần có đội ngũ nhân viên để vừa vận hành tàu, vừa duy tu bảo dưỡng hạ tầng và vừa làm công việc sửa chữa đầu máy toa tàu.
Tính bình quân để vận hành 1 km đường sắt Cát Linh – Hà Đông cần 52 người. Theo ông Trường, đường sắt đô thị trên thế giới bình quân dao động trong khoảng 45 - 65 người để vận hành 1 km đường sắt. “Dao động nhân viên như vậy vì phụ thuộc vào mức độ tự động hóa của tuyến đường sắt”, ông Trường nói.
Ông Vũ Hồng Trường – Tổng Giám đốc Công ty Đường sắt Hà Nội
Chủ tịch Công ty Đường sắt Hà Nội cho hay, số cán bộ, nhân viên như vậy đã được các chuyên gia tính toán kỹ ngay từ giai đoạn đầu của dự án. Thời điểm đó, ông Trường chưa về làm lãnh đạo công ty này.
“Hiện chúng tôi sẽ thực hiện đúng những gì đặt ra trong dự án. Còn sau này thấy cái gì bất hợp lý thì điều chỉnh theo hướng thiếu thì bổ sung, thừa thì điều chỉnh”, ông Trường nêu quan điểm.
Trước những băn khoăn về việc cán bộ, nhân viên của tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông có thể tham gia vận hành, sửa chữa các tuyến đường sắt đô thị khác hay không, ông Trường cho hay, tinh thần chung của Công ty Đường sắt là nhân lực của Cát Linh - Hà Đông có kinh nghiệm sau này sẽ được lấy làm nòng cốt để đào tạo cho các tuyến khác.
Trong tổng số 681 cán bộ, nhân viên tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông có 201 người (37 lái tàu) được đưa sang Trung Quốc đào tạo trong vòng 1 năm (6 tháng lý thuyết, 6 tháng thực hành). Từ đầu năm 2019, các lái tàu đã tự lái trên toàn tuyến Cát Linh - Hà Đông.
“Quan điểm của chúng tôi là khi nào đảm bảo an toàn với hai điều kiện (có giấy chứng nhận an toàn hệ thống và được Hội đồng nghiệm thu nhà nước cho phép chở khách) thì chúng tôi mới bắt đầu khai thác”, ông Trường giải thích thêm.
Theo Dân trí
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy