Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông đô thị Hà Nội (Sở GTVT Hà Nội) đã làm rõ những lý do vì sao bất ngờ đề xuất cho phương tiện giao thông sử dụng làn đường dành riêng xe buýt nhanh (BRT) trong khung giờ từ 23h đến 4h hàng ngày.
- Vì sao ông bất ngờ nêu ra ý tưởng cho xe buýt thường và phương tiện khác đi vào làn đường dành riêng của buýt nhanh?
- Trong năm 2017, Chủ tịch UBND TP Hà Nội có giao nhiệm vụ cho chúng tôi nghiên cứu phương án xe buýt thường hoạt động trên làn buýt nhanh. Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy việc này phù hợp, vì buýt thường hoạt động dọc tuyến BRT không nhiều.
Xe buýt thường và buýt nhanh chỉ hoạt động từ 4h sáng đến 23h đêm. Ngoài khung giờ đó các phương tiện khác vẫn có nhu cầu hoạt động. Do vậy, theo tôi có thể “mở” đường dành riêng xe buýt nhanh cho phương tiện khác vào hoạt động từ 23h đến 4h, chứ không nhất thiết phải cấm cả đêm.
Ý tưởng của tôi bắt nguồn từ hai vấn đề trên. Hiện chúng tôi đang cố gắng nghiên cứu, khảo sát các phương án hợp lý nhất để trong tháng 3 sẽ đề xuất thành phố xem xét.
Ông Hải cho biết, đề xuất của mình để tránh cho phương tiện khác bị phạt khi lấn làn buýt nhanh vào ban đêm
- Thực tế vào ban đêm (từ 23h đến 4h) cũng rất ít phương tiện hoạt động trên tuyến đường này. Do vậy, phương tiện khác cũng ít có nhu cầu sử dụng làn đường dành riêng cho BRT?
- Từ 23h đến 4h hàng ngày, xe buýt nhanh không hoạt động trên tuyến đường dành riêng. Còn các phương tiện khác vẫn lưu thông bình thường trên tuyến đường từ Yên Nghĩa đến Kim Mã. Khi buýt nhanh không hoạt động, xe khác đi vào làn đường buýt nhanh mà vẫn bị phạt khiến tôi thấy không thỏa đáng.
Việc Trung tâm chúng tôi đề xuất cho các phương tiện khác hoạt động trên tuyến đường BRT từ 23h đến 4h chỉ mang tính pháp lý. Điều đó để tránh cho các phương tiện bị lực lượng công an, thanh tra giao thông xử lý khi đi vào làn đường BRT từ 23h đến 4h.
- Sau khung giờ cao điểm, nhiều thời gian trong ngày, dọc tuyến đường BRT hoạt động cũng thông thoáng. Vậy tại sao ông không đề xuất cho phương tiện giao thông khác hoạt động trên tuyến đường dành riêng cho BRT vào ban ngày?
- Không thể cho phương tiện khác hoạt động trên tuyến đường BRT vào ban ngày được. Vì nếu làm như vậy sẽ phá vỡ nguyên tắc tạo làn đường thông thoáng nhất để phương tiện vận tải công cộng hoạt động nhanh nhất. Có như vậy, phương tiện vận tải công cộng (BRT) mới phục vụ tốt nhất người sử dụng.
Còn nếu chúng ta cứ thấy tuyến đường BRT thông thoáng mà chèn phương tiện khác vào thì tính ưu việt của BRT sẽ giảm đi. Chúng tôi chỉ tính đến phương án cho xe buýt thường vào hoạt động ở tuyến BRT. Với phương tiện khác chúng tôi vẫn có chủ trương tách hẳn một làn đường riêng trong khung giờ xe buýt nhanh hoạt động.
Trung tâm Quản lý giao thông vẫn đang nghiên cứu phương án tăng tần suất xe buýt nhanh
- Nhiều người cho rằng việc tách phương tiện khác ra hẳn tuyến đường BRT sau giờ cao điểm là cứng nhắc, gây lãng phí, thưa ông?
- Làm như vậy không lãng phí, vì chúng tôi vẫn có định hướng tăng tần suất xe buýt nhanh hoạt động trên tuyến đường này để phục vụ hành khách tốt nhất. Còn cứ thấy thông thoáng mà đưa phương tiện khác vào thì sẽ giảm tính ưu tiên, tạo điều kiện để tăng tần suất xe buýt hoạt động đi rất nhiều.
- Từ giữa năm 2017, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã giao Sở GTVT nghiên cứu phương án thí điểm đưa xe buýt thường vào hoạt động ở làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh. Vậy tại sao đến thời điểm này phương án đó vẫn chưa được thực hiện?
- Phương án đó chưa được thực hiện vì trong năm 2017, Sở GTVT có chương trình điều chỉnh quy định quản lý phương tiện trên địa bàn thành phố. Sau khi hoàn thiện quy định này, sang tháng 3 tới chúng tôi dự kiến đề xuất thành phố phương án cho xe buýt thường và phương tiện khác hoạt động ở làn đường BRT khung giờ nhất định trong ngày.
- Sau một năm đi vào hoạt động, quan sát cho thấy vào một số khung giờ trong ngày, buýt nhanh vẫn “ế” khách. Ông có giải pháp gì khắc phục tình trạng này?
- Cung ứng vận tải công cộng sẽ có biến động số lượng hành khách khác nhau trong ngày. Tức là xe buýt có lúc đông khách nhưng cũng có lúc rất vắng khách. Cái đó là thực tiễn của vận tải hành khách công cộng của toàn thế giới. Thế nhưng vào khung giờ nào cũng phải duy trì đều đặn tuần suất xe buýt thì mới hấp dẫn được hành khách.
- Xin cảm ơn ông!
Theo Dân Trí
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy