Tesla là cổ phiếu tăng trưởng nóng nhất trên thị trường trong vòng 12 tháng qua. Tuy nhiên, cổ phiếu của hãng xe điện đã sa sút trong những ngày gần đây.
Hôm 23/2, giá cổ phiếu của Tesla tiếp tục giảm hơn 2% sau khi đóng cửa hôm 22/2 với mức giảm 8,6%, xóa sạch mức tăng trong vòng một năm.
Ngày 26/1, cổ phiếu của Tesla đóng cửa với mức kỷ lục 883 USD/cổ và trượt dốc kể từ đó. Hôm 23/2, giá có thời điểm lao dốc xuống mức 619 USD/cổ, lần đầu mất mốc 700 USD/cổ tính từ ngày 31/12/2020.
Đà giảm đã đánh bật CEO Elon Musk khỏi vị trí tỷ phú giàu nhất hành tinh, một lần nữa đứng sau nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos. Trong hơn một tháng qua, Musk và Bezos liên tục đổi vị trí cho nhau trên bảng xếp hạng người giàu nhất thế giới.
Đà giảm gần nhất của cổ phiếu Tesla đã đánh bật CEO Elon Musk khỏi vị trí tỷ phú giàu nhất hành tinh. Ảnh: CNN.
Bitcoin trượt giá
Hồi đầu tháng, Tesla thông báo đã đầu tư 1,5 tỷ USD vào Bitcoin. Động thái của hãng xe điện kích hoạt đà tăng giá phi mã của đồng tiền này. Một số ước tính chỉ ra việc đầu tư vào Bitcoin đã mang lại cho Tesla khoản lợi nhuận 1 tỷ USD - nhiều hơn doanh thu một năm bán xe điện.
Tuy nhiên, chính bình luận của ông chủ Tesla khiến giá đồng tiền này tụt dốc không phanh. Trên Twitter, Musk cho rằng giá Bitcoin và Ether đang "có vẻ khá cao".
Tesla thông báo đầu tư 1,5 tỷ USD và chấp nhận Bitcoin như một loại hình thanh toán. Ảnh: Reuters.
Giá Bitcoin hôm 23/2 có thời điểm rớt xuống ngưỡng 45.000 USD/đồng. Hiện, đồng tiền này đã lấy lại mốc 50.000 USD/đồng. Đà giảm của Bitcoin cũng kéo cổ phiếu của Tesla đi xuống.
"Bitcoin là một bước đi thông minh và đúng thời điểm của Tesla. Tuy nhiên, mặt trái của việc 'chơi với lửa' là Tesla sẽ phải đối mặt thêm với rủi ro và biến động", CNN dẫn lời ông Daniel Ives, chuyên gia phân tích công nghệ của Wedbush Securities, nhận định. Tuy nhiên, ông vẫn lạc quan về giá cổ phiếu của Tesla.
Dòng xe Model Y
Cuối tuần trước nữa, Tesla tuyên bố sẽ giảm giá phiên bản rẻ nhất của dòng Model Y và Model 3 - sản phẩm bán chạy nhất của hãng - tới 2.000 USD/chiếc.
Như vậy, giá phiên bản tiêu chuẩn của Model Y và Model 3 còn lần lượt 38.490 USD/chiếc và 34.590 USD/chiếc.
Tuy nhiên, một tuần sau đó, phiên bản tiêu chuẩn rẻ nhất của Model Y đã biến mất khỏi trang web bán hàng của Tesla, chỉ còn lại các phiên bản đắt tiền hơn. Tesla không giải thích về quyết định trên.
"Chúng tôi có thể thấy những lý do chính đáng. Hoặc là việc giảm giá đã triệt tiêu lợi nhuận của hãng, hoặc khách hàng không có nhu cầu với phiên bản rẻ hơn", ông Gordon Johnson của GLJ Research nhận định.
Ông cho biết các đợt giảm giá gần đây cho thấy sản phẩm của Tesla không thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. "Vì thế, hãng xe không thể giữ những nhà máy hiện tại hoạt động hết công suất nếu không giảm giá", ông Johnson khẳng định.
Cuộc tranh đua khốc liệt
Các nhà sản xuất ôtô cũng bắt đầu đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng về xe điện. Cách đây một tuần, General Motors tung phiên bản SUV của Chevrolet Boht, có giá thấp hơn Model Y. Hãng cũng tuyên bố chỉ bán xe không khí thải sau năm 2035.
Ford cũng đặt mục tiêu xe điện, thậm chí còn tham vọng hơn doanh số bán hàng ở châu Âu của hãng. Ford khẳng định đến năm 2030, họ sẽ chỉ bán xe điện.
Theo một số nguồn tin, Apple cũng đang cân nhắc việc hợp tác với một số nhà sản xuất ôtô để đánh chiếm thị trường xe điện.
Theo chuyên gia Ives, những kế hoạch đầy tham vọng của các đối thủ đã khiến nhà đầu tư Tesla lo lắng. Ông tin rằng sẽ có thêm nhiều công ty hưởng lợi trong cuộc đua xe điện toàn cầu.
Cuộc đua xe điện ngày càng trở nên khốc liệt. Ảnh: Reuters.
Thêm vào đó, cổ phiếu của Tesla đã được định giá quá cao trước đó. Một ngày sau khi giá cổ phiếu Tesla đạt đỉnh, hãng công bố báo cáo thu nhập đang thất vọng vào ngày 27/1, trái ngược với dự báo của các nhà phân tích Phố Wall.
Báo cáo thu nhập của Tesla năm 2020 chỉ ra hãng xe điện của tỷ phú Elon Musk không kiếm lời nhờ doanh thu bán ôtô. Cụ thể, mười một bang trên khắp nước Mỹ yêu cầu các nhà sản xuất ôtô phải bán một tỷ lệ nhất định xe không phát thải vào năm 2025. Nếu không, những công ty này phải mua chứng nhận không phát thải (regulatory credit) từ các hãng khác, chẳng hạn như Tesla.
Regulatory credit được các chính quyền bang đưa ra nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Những nhà sản xuất ôtô dư điểm có thể bán lại cho các nhà sản xuất khác.
Đó là một hoạt động kinh doanh béo bở của Tesla. Trong vòng 5 năm qua, lĩnh vực này đã mang về cho hãng 3,3 tỷ USD. Riêng năm 2020, khoản tiền mà Tesla thu được nhờ việc bán regulatory credit lên tới 1,6 tỷ USD, vượt xa thu nhập ròng đến 721 triệu USD. Nếu không có hoạt động mua bán điểm số không phát thải, hãng sẽ lỗ ròng vào năm 2020.
Tác giả: Thảo Cao
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy