Đáng lưu ý là từ đầu năm 2019, tỷ lệ trần sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn sẽ tiếp tục giảm từ mức 45% về chỉ còn 40%.
Kênh tiền gửi ngân hàng không còn thu hút?
Đầu tiên là những yếu tố vĩ mô gần đây có dấu hiệu biến động, ảnh hưởng không nhỏ lên tâm lý người gửi tiền. Đầu tiên vẫn là câu chuyện lạm phát, vốn là một chỉ báo thể hiện giá trị của tiền tệ cũng như dự báo cho tương lai. Nếu lạm phát quá cao đồng nghĩa với tiền tệ bị mất giá và gây áp lực lên lãi suất để có thể giúp ổn định lại giá trị tiền tệ. Thống kê cho thấy chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 vừa qua tiếp tục tăng mạnh 0.45% so tháng trước, theo đó so vói cùng kỳ đã lên mức 3.98%, cận kề với mục tiêu năm đề ra là 4%.
Lạm phát leo thang trở lại khiến kênh tiền gửi ngân hàng với mặt bằng lãi suất trong cùng thời điểm trở nên kém hấp dẫn đối với người gửi tiền. Vì với lạm phát tăng lên, nếu lãi suất danh nghĩa giữ nguyên thì lãi suất thực mà khách hàng nhận được sẽ giảm xuống. Với triển vọng giá dầu sẽ còn đi lên và giá lương thực, thực phẩm trong nước có thể biến động mạnh trong mùa bão lụt, thì lạm phát trong thời gian còn lại của năm nay chịu áp lực không nhỏ.
Ngoài ra, trong giai đoạn tháng 7 và tháng 8 cũng chứng kiến tỷ giá trong nước liên tục leo cao, tiền đồng bị mất giá so với USD trong bối cảnh khủng hoảng tiền tệ diễn ra tại nhiều nền kinh tế và đồng USD tăng mạnh trên thị trường quốc tế. Điều này khiến việc nắm giữ tiền đồng ít nhiều bị ảnh hưởng bởi tỷ giá, do đó không ít khách hàng thời gian qua có động thái chuyển dịch nắm giữ ngoại tệ trở lại.
Không chỉ bị ảnh hưởng tâm lý bởi yếu tố lạm phát và tỷ giá, mà với việc thị trường chứng khoán lẫn chứng khoán có giai đoạn điều chỉnh mạnh từ cuối quý 2 kéo dài sang quý 3, thì không ít nhà đầu tư có thể đã rút tiền ngân hàng để quay trở lại với 2 kênh đầu tư này, với kỳ vọng thị trường sẽ sớm phục hồi. Thực tế là thị trường cổ phiếu trong giai đoạn gần đây đã có những bước phục hồi khá tốt, giúp nhiều cổ phiếu tăng đến vài chục % kể từ mức thấp nhất trước đó.
Với lượng tiền gửi bị ảnh hưởng từ những yếu tố trên, thanh khoản của hệ thống nói chung và một số ngân hàng nói riêng đã bị ảnh hưởng, đặc biệt là cộng thêm việc Ngân hàng Nhà nước thời gian qua đã rút hàng chục nghìn tỷ đồng ra khỏi hệ thống thông qua việc bán ngoại tệ để ổn định thị trường ngoại hối.
Thanh khoản căng thẳng dẫn đến lãi suất liên ngân hàng từ mức thấp trước đây đã vọt lên trên 4 – 5%, khiến chi phí vay vốn trên thị trường 2 tăng lên gấp 2 – 3 lần. Vì vậy, một số ngân hàng vốn phụ thuộc vào nguồn vốn trên thị trường 2 thì có thể chủ động tăng lãi suất trên thị trường 1 để thu hút tiền gửi của khách hàng với kỳ hạn dài hơn, thay vì phải đi vay trên thị trường 2 với lãi suất cao tương đương nhưng kỳ hạn ngắn hơn rất nhiều.
Chuẩn bị cho tương lai
Trong khi đó, áp lực thanh khoản lên hệ thống có thể sẽ tiếp tục tăng lên khi ngày càng đến gần quý 4, thời điểm nhu cầu thanh toán, sản xuất kinh doanh, nhập khẩu hàng hóa thường tăng mạnh để chuẩn bị cho mùa tiêu dùng cao điểm cuối năm. Vì vậy, nhiều ngân hàng có thể chủ động sớm tăng lãi suất để giữ vững nguồn vốn cũng như thu hút thêm tiền gửi mới, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho giai đoạn này.
Đáng lưu ý là từ đầu năm 2019, tỷ lệ trần sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn sẽ tiếp tục giảm từ mức 45% về chỉ còn 40%. Cần biết rằng nguồn vốn trung dài hạn theo quy định hiện nay thì kỳ hạn để tính toán tỷ lệ trên là tính theo kỳ hạn còn lại, do đó nguồn vốn trung dài hạn của các ngân hàng sẽ có xu hướng ngày càng giảm dần qua các tháng.
Cụ thể, đối với tiền gửi kỳ hạn 12, 13 tháng theo hợp đồng, thì sau 1 – 2 tháng số tiền gửi trên sẽ trở thành nguồn vốn ngắn hạn do có kỳ hạn còn lại dưới 1 năm, do đó sẽ làm giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của đơn vị, vì các khoản vay trung dài hạn của các ngân hàng hiện nay chiếm tỷ trọng lớn là các khoản vay tiêu dùng, mua nhà, đầu tư dự án bất động sản, nhà xưởng, máy móc, dự án cơ sở hạ tầng,… với kỳ hạn vài năm đến vài chục năm, do đó khi tính theo kỳ hạn còn lại thì dù sau vài tháng hay thậm chí vài năm vẫn đang được coi là khoản vay trung dài hạn.
Chính vì vậy, áp lực phải duy trì nguồn vốn trung dài hạn của các ngân hàng là luôn liên tục, thường xuyên và lâu dài. Trong trường hợp không thể giữ vững nguồn vốn trung dài hạn, thì các ngân hàng buộc phải luôn tăng cường, đẩy mạnh nguồn vốn ngắn hạn để đảm bảo tỷ lệ này không vượt lên trên mức quy định.
Và trong bối cảnh mà nguồn tiền gửi chịu nhiều áp lực như đã nói, một số ngân hàng bắt đầu điều chỉnh tăng lãi suất, trong khi những ngân hàng khác trước đó đã phát hành các trái phiếu, chứng chỉ tiều gửi dài hạn với lãi suất cao để tăng cường nguồn vốn dài hạn, khiến lượng tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác bị rút ra thì tất yếu sẽ kéo theo động thái tăng lãi suất theo sau của những ngân hàng này để đảm bảo mức độ cạnh tranh. Và nếu những áp lực trên vẫn tiếp tục tăng lên, thì vòng xoáy đua tăng lãi suất sẽ chưa thể sớm kết thúc.
Đáng lưu ý là từ đầu năm 2019, tỷ lệ trần sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn sẽ tiếp tục giảm từ mức 45% về chỉ còn 40%. Cần biết rằng nguồn vốn trung dài hạn theo quy định hiện nay thì kỳ hạn để tính toán tỷ lệ trên là tính theo kỳ hạn còn lại, do đó nguồn vốn trung dài hạn của các ngân hàng sẽ có xu hướng ngày càng giảm dần qua các tháng. |
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy