Tại buổi họp báo thường kỳ của UBND TP HCM diễn ra trưa 2/5, ông Nguyễn Thanh Nhã - Giám đốc Sở Quy hoạch và kiến trúc TP - cho biết thành phố đã xem xét rất kỹ khi lựa chọn phương án thiết kế nâng cấp trụ sở HĐND – UBND TPHCM. Trong đó, thành phố không bảo tồn toà nhà 59-61 Lý Tự Trọng gần 130 tuổi hiện là trụ sở của Sở Thông tin và Truyền thông TP.
Theo ông Nhã, toà nhà Sở Thông tin và Truyền thông không nằm trong danh mục di tích của ngành văn hoá và cũng không nằm trong danh mục các công trình kiểm kê để xét di tích.
“Nếu toà nhà nằm trong danh sách sẽ được ứng xử như di tích. Nhưng hiện nay toà nhà không nằm trong danh mục nên bước đầu không đưa vào bảo tồn. Gắn với lịch sử thành phố chúng ta tiếc nuối nhiều thứ, nhưng không phải lúc nào cũng đem tất cả những công trình trước đây ra nuối tiếc”, ông Nhã nói.
Theo ông Nhã, khi trưng bày phương án thiết kế thì Sở đã nhận được hơn 100 phiếu nhận xét, trong đó có 60 phiếu “rất đồng thuận”.
Trong khi đó, ông Võ Văn Hoan – Chánh văn phòng UBND TP – cho biết thành phố đã trăn trở việc xây dựng trung tâm hành chính từ khá lâu. Trước đây, thành phố cũng cho thi tuyển và chọn được phương án thiết kế nhưng sau đó Chính phủ chỉ đạo tạm dừng.
Khi đó, thành phố cũng yêu cầu bảo tồn toà nhà của Sở Thông tin và Truyền thông nhưng không ban ngành nào đứng ra xác nhận đó là di tích lịch sử. Đơn vị thiết kế cũng đề xuất di dời toà nhà vào chính giữa đường Lý Tự Trọng (giới hạn bới đường Pasteur và Đồng Khởi) nhưng làm theo cách đó thì rất tốn kém.
Ông Hoan cũng nhấn mạnh, phương án đang trưng bày là cải tạo, nâng cấp trụ sở HĐND – UBND TP chứ không phải là trung tâm hành chính.
Theo Chánh Văn phòng UBND TP, nếu tập hợp tất cả các cơ quan về một nơi thì sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề, đặc biệt là an ninh. Do đó, thành phố không có quan điểm làm trung tâm hành chính.
Ông Hoan cho biết quan điểm chuyển công trình này ra Thủ Thiêm hay Củ Chi chỉ là quan điểm cá nhân và thành phố sẽ không làm như vậy. Ông cho rằng di dời một trung tâm hành chính là không hề đơn giản và thành phố cũng khó có đủ đất để làm.
Theo người phát ngôn của chính quyền thành phố, để có trung tâm hành chính hoạt động tốt, phục vụ người dân tốt, không phụ thuộc vào yếu tố cơ sở vật chất thì phải đẩy mạnh công nghệ thông tin vào giải quyết thủ tục hành chính, các sở ngành ở đâu thì cũng kết nối được với nhau. Điều này cũng phù hợp với xu thế xây dựng thành phố thông minh mà TPHCM đang hướng tới.
"Tuy nhiên, dù như vậy vẫn phải có một trung tâm đầu não. Trung tâm hành chính ở đây hiểu theo nghĩa là kết nối về công nghệ, cùng chia sẻ khai thác thông tin, phục vụ công tác điều hành. Phải có trung tâm, nơi đó có thể ít sở, ngành thôi nhưng phải trang bị hiện đại để điều phối và ra được quyết sách”, ông Hoan nói.
Ông Hoan cũng thông tin rằng dự án nâng cấp, cải tạo trụ sở HĐND –UBND sẽ được đầu tư theo hình thức BT (xây dựng – chuyển giao).
Theo phương án được thành phố lựa chọn trưng bày, diện tích khuôn viên dự án sẽ rộng hơn 18.000m2, với bốn phía là mặt tiền các đường Lê Thánh Tôn, Pasteur, Đồng Khởi và Lý Tự Trọng.
Theo Dân trí
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy