Hình ảnh minh họa "thợ đào" bitcoin trong thị trường tiền kỹ thuật số. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters, những quy định mới này sẽ chặn đứng các lỗ hổng trong quy định trước đó mà các công ty thanh toán trực tuyến lợi dụng nhằm thực hiện các hoạt động giao dịch.
Cụ thể, ba hiệp hội tài chính của Trung Quốc bao gồm Hiệp hội Tài chính Internet Trung Quốc, Hiệp hội Ngân hàng Trung Quốc và Hiệp hội Thanh toán và Thanh toán bù trừ Trung Quốc đã yêu cầu các thành viên, trong đó có các công ty thanh toán trực tuyến và ngân hàng không cung cấp dịch vụ liên quan đến tiền số cho khách hàng, như đăng ký, giao dịch và thanh toán.
Bên cạnh đó, các thể chế tài chính cũng bị cấm cung cấp các dịch vụ tiết kiệm, ủy thác hoặc cầm cố tiền điện tử và phát hành các sản phẩm tài chính liên quan đến tiền điện tử. Các công ty cũng được khuyến khích tăng cường giám sát các dòng tiền liên quan đến giao dịch tiền điện tử.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã đăng tải tuyên bố chung của ba hiệp hội trên vào ngày 18/5.
Theo giới quan sát, xu hướng tăng giá bitcoin toàn cầu trong thời gian qua đã hồi sinh hoạt động giao dịch tiền điện tử ở Trung Quốc. Thị trường tiền điện tử phi tập trung (OTC) của Trung Quốc - vận hành theo cơ chế chào giá cạnh tranh và thương lượng thông qua sự trợ giúp của các phương tiện thông tin - trở nên bận rộn trở lại. Các hiệp hội tài chính cảnh báo giao dịch bitcoin đầu cơ đã phục hồi, xâm phạm “đến sự an toàn tài sản của người dân và làm xáo trộn trật tự tài chính - kinh tế thông thường”.
Thông thường, các sàn giao dịch tại Trung Quốc, bao gồm Binance và MXC, cho phép các cá nhân nước này mở tài khoản trực tuyến chỉ trong vài phút. Họ cũng tạo điều kiện cho các giao dịch trên thị trường OTC chuyển đổi nhân dân tệ của Trung Quốc thành tiền điện tử. Các giao dịch này được thực hiện thông qua ngân hàng hoặc các kênh thanh toán trực tuyến như Alipay hoặc WeChat Pay.
Với quy định mới, các cá nhân khó mua tiền điện tử hơn qua các kênh thanh toán khác nhau, từ đó có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các “thợ đào” khiến họ khó trao đổi tiền điện tử để lấy nhân dân tệ.
Tuy nhiên, các ngân hàng và công ty thanh toán cũng phải đối mặt với những thách thức trong việc xác định dòng tiền liên quan đến tiền điện tử trong tương lai theo quy định của các hiệp hội tài chính Trung Quốc.
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc siết chặt các quy định liên quan đến tiền ảo.
Trung Quốc không công nhận tiền điện tử là một đồng tiền hợp pháp và hệ thống ngân hàng không chấp nhận tiền điện tử hoặc cung cấp các dịch vụ có liên quan.
Vào năm 2013, chính phủ Trung Quốc định nghĩa bitcoin là một loại hàng hóa ảo và cho biết các cá nhân được phép tự do tham gia vào giao dịch trực tuyến liên quan đến nó. Tuy nhiên, vào cuối năm 2013, các cơ quan quản lý tài chính, bao gồm PBOC, đã cấm các ngân hàng và công ty thanh toán cung cấp các dịch vụ liên quan đến bitcoin.
Đến tháng 9/2017, Trung Quốc đã đóng cửa các sàn giao dịch tiền kỹ thuật số nội địa. PBOC từng thông báo sẽ chặn truy cập tất cả các trang web phát hành tiến số ra công chúng lần đầu (ICO) và các sàn giao dịch tiền số nước ngoài. Tính đến tháng 7/2018, 88 sàn giao dịch tiền kỹ thuật số và 85 nền tảng ICO đã rút khỏi thị trường giao dịch.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy