Quyết định trên được Bộ Công Thương đưa ra sau 8 tháng điều tra (từ tháng 8/2020) sau khi đánh giá kỹ lưỡng phản ánh của đại diện ngành sản xuất trong nước.
Dữ liệu của Tổng cục Hải quan ghi nhận lượng thép nhập khẩu bị điều tra của Malaysia ở mức không đáng kể trong giai đoạn trước khi điều tra. Tuy nhiên, lượng nhập khẩu này đã tăng mạnh trong giai đoạn điều tra và năm liền trước giai đoạn điều tra, lần lượt ở mức trên 17.000 tấn và gần 65.000 tấn. Thực tế này ảnh hưởng tới lượng bán, thị phần, doanh thu... của doanh nghiệp sản xuất trong nước.
Theo kết quả điều tra của cơ quan phòng vệ thương mại, lượng nhập khẩu mặt hàng thép chữ H từ Malaysia tăng mạnh, gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước. Vì thế, Bộ Công Thương quyết định áp mức thuế bán phá giá 10,2% với mặt hàng thép chữ H nhập từ Malaysia.
Sau thời gian áp thuế tạm thời, theo Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), cơ quan này sẽ tiếp tục làm việc với các bên để xác định các sản phẩm có yếu tố đặc biệt cần được loại trừ, miễn trừ. Thời gian dự kiến kết thúc điều tra vào quý II/2021.
Tác giả: Anh Minh
- 1. Giải cứu doanh nghiệp bất động sản nhìn từ Trung Quốc
- 2. Xung đột quỹ bảo trì chung cư tại Hà Nội: Để 'thân lừa không ưa nặng'
- 3. Gỡ xung đột quỹ bảo trì chung cư ở Hà Nội: 'Góc khuất' tranh chấp
- 4. Dự án The Grand HaNoi ở 22 – 24 Hàng Bài thi công làm nứt nhà dân
- 5. Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua
- Cựu Giám đốc Viện Tim Hà Nội 'phối hợp ngầm' với doanh nghiệp như thế nào?
- Tín hiệu kỳ vọng khởi sắc hơn cho thị trường chứng khoán năm Quý Mão 2023
- 'Ông lớn' đầu ngành, nơi lãi đậm, chỗ thua lỗ nặng năm 2022
- Indonesia bước vào giai đoạn chuyển tiếp từ đại dịch COVID-19 sang bệnh đặc hữu
- Lợi nhuận quý IV/2022 Cao su Phước Hoà tăng đột biến nhờ tiền đền bù