Theo số liệu Tổng cục Hải quan vừa công bố, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa kỳ 1 tháng 11 của Việt Nam đạt 13,6 tỷ USD, giảm 6,8% so với cùng kỳ năm 2021.
Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa kỳ 1 tháng 11 của cả nước đạt 14,7 tỷ USD, giảm nhẹ 1,3%.
Như vậy, kỳ 1 tháng 11, cán cân thương mại hàng hóa đã thâm hụt 1,15 tỷ USD, trái với mức thặng dư 2,39 tỷ USD của kỳ 2 tháng 10.
Lũy kế từ đầu năm đến 15/11, cán cân thương mại thặng dư 8,65 tỷ USD.
Lũy kế từ đầu năm đến 15/11, kim ngạch xuất khẩu đạt 326,67 tỷ USD, nhập khẩu đạt 318,02 tỷ USD, như vậy, cán cân thương mại thặng dư 8,65 tỷ USD.
Tổng giá trị xuất nhập khẩu lũy kế từ đầu năm đến 15/11 đạt 644,69 tỷ USD, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong kỳ 1 tháng 11 đạt 28,41 tỷ USD, giảm 6,27% so với kỳ 2 tháng 10.
Nhìn lại từ tháng 10, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong kỳ 1 tháng 10/2022 đạt 27,75 tỷ USD, giảm 12,6% so với kỳ 2 tháng 9/2022, xuất nhập khẩu hàng hóa cả tháng 10 cũng chỉ xấp xỉ mức của tháng 9 và giảm khoảng 11,5% so với tháng 8. Có thể thấy, càng về thời điểm cuối năm, dấu hiệu xuất nhập khẩu giảm tốc càng rõ rệt hơn.
Theo Bộ Công Thương, số lượng đơn đặt hàng trong quý 4/2022 thấp hơn 25-50% so với quý 2/2022, tương đương với mức giảm doanh thu 15-20% so với cùng kỳ theo ước tính, do lượng hàng tồn kho tại các thị trường nhập khẩu hiện ở mức cao.
Bên cạnh đó, sự biến động của tỷ giá đồng USD cũng là một trở ngại đối với các giao dịch quốc tế; đồng nội tệ của nhiều nước đang mất giá so với đồng USD, khiến giá hàng xuất khẩu của Việt Nam càng khó cạnh tranh.
Mặc dù xác định nhiều khó khăn như vậy, với tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu như hiện nay, việc tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt mức 700 tỷ USD vào cuối năm 2022 là hoàn toàn khả thi.
Theo Bộ Công Thương, đây sẽ là một kỷ lục mới, một dấu mốc mới trong hoạt động thương mại Việt Nam. Dự kiến đây sẽ là năm thứ 7 Việt Nam xuất siêu.
Để đạt được chỉ tiêu xuất khẩu cả năm, Bộ Công Thương cho rằng các doanh nghiệp xuất khẩu cần cập nhật tình hình đối tác, nhu cầu tiêu dùng của các nước có quan hệ với Việt Nam để có đối sách phù hợp; doanh nghiệp nên không chỉ dựa vào các thị trường truyền thống và có kim ngạch nhâp khẩu hàng hóa lớn từ Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, mà có thể chuyển hướng sang thị trường khác để bù đắp kim ngạch xuất khẩu bị giảm sút; cần đa dạng hóa mặt hàng, linh hoạt trong phương thức thanh toán, chủ động về nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất xuất khẩu, đa dạng hóa các phương tiện vận chuyển để giảm chi phí xuất khẩu đi các nước…
Ngoài ra, doanh nghiệp cần cập nhật tiêu chuẩn quốc gia, nhãn hàng và nhu cầu thị trường, đặc biệt là tính đến đầu tư vào những mặt hàng có ưu thế xuất khẩu và nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu quốc tế.
Về phía cơ quan quản lý, các bộ, ngành cần hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận tín dụng, nối lại nguồn cung và tăng năng suất lao động, đầu tư hạ tầng nhằm cắt giảm chi phí hậu cần, logistics…
Tác giả: PV
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy