TS.Nguyễn Trí Hiếu trong buổi họp bàn với các chuyên gia trí thức người Việt tại nước ngoài ngày hôm qua (7/6/2015) cho biết có 2 vấn đề mà hệ thống ngân hàng Việt Nam cần phải làm được trong thời kì hội nhập. Thứ nhất, về vấn đề quy mô vốn, để có thể tạo được vị thế ngang tầm với các ngân hàng khác trong khu vực thì các ngân hàng cần phải nâng cao hơn quy mô vốn chủ sở hữu của mình. Cụ thể, vốn chủ sở hữu của các ngân hàng đầu tàu phải nâng lên tối thiểu 5 tỉ USD/ngân hàng. Thứ hai, liên quan đến vấn đề nợ xấu, ông cho rằng các ngân hàng phải hướng tới việc giải quyết nợ xấu một cách thực chất, minh bạch, không nên xử lý mang tính kĩ thuật nhằm “làm đẹp” báo cáo tài chính. Có như vậy thì hệ thống ngân hàng của chúng ta mới có thể đứng vững trước cú sốc cạnh tranh của khối các ngân hàng ngoại.
Đề xuất một giải pháp cụ thể, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng số lượng ngân hàng nên giảm xuống chỉ còn 15 ngân hàng thay vì khoảng 30 ngân hàng thương mại cổ phần như ngày nay. Tất nhiên, đây chỉ là một con số phỏng đoán bởi vấn đề cốt lõi ở đây là giải quyết triệt để các vấn đề nội tại của ngân hàng bao gồm mở rộng quy mô và giảm nợ xấu. Nếu giải quyết được vấn đề nêu trên thì con số bao nhiêu ngân hàng không phải là vấn đề quan trọng.
Cũng liên quan đến vấn đề bao nhiêu ngân hàng là đủ, ông Cao Văn Đức nguyên Tổng giám đốc VietBank trong đặc san Toàn cảnh Ngân hàng Việt Nam 2015 cũng nêu ra các ví dụ về số lượng ngân hàng tại các nước trong khu vực cũng như trên thế giới như Thái Lan một quốc gia láng giềng của chúng ta có không quá 20 ngân hàng, Indonesia với dân số đông gấp 2.8 lần chúng ta có 120 ngân hàng, Đài Loan 20 triệu dân có đến 100 ngân hàng, Mỹ có tới 6000 ngân hàng!
Vì thế rõ ràng số lượng ngân hàng là bao nhiêu không phải là vấn đề quá quan trọng, bởi nó phụ thuộc vào từng vùng địa lý, nhu cầu sử dụng sản phẩm ngân hàng của từng địa phương.
Lấy ví dụ tại Mỹ, dân số Mỹ chỉ có khoảng 317 triệu dân cư gấp 3.5 lần chúng ta nhưng số lượng ngân hàng gấp chúng ta khoảng 200 lần! Họ cũng có những ngân hàng nhỏ, những sản phẩm hạn chế về địa bàn cũng như nghiệp vụ thế nhưng hoạt động của họ lành mạnh, minh bạch nên họ không phải là những ngân hàng yếu! Chính nhờ có những ngân hàng như vậy mà độ phủ hệ thống tài chính của Hoa Kỳ rất lớn, ước chừng 80% dân số.
Ở Việt Nam, số lượng ngân hàng là bao nhiêu? Chia tách sáp nhập như thế nào? Tất cả những vấn đề đó chỉ là những vấn đề mang tính chất bề nổi, để có thế đứng vững vàng trên thị trường quốc tế, các ngân hàng cần phải cái cách vấn đề nội tại của mình như cải thiện công tác quản trị sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế, nâng cao hơn nữa chất lượng tài sản, quy mô vốn cũng như chất lượng phục vụ. Có như thế, các ngân hàng các ngân hàng thương mại mới có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ hơn, đáp ứng được mục tiêu của chính sách quản lý là đưa dịch vụ ngân hàng phục vụ đa số người dân và nền kinh tế.
N.M
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy