Trong đó, Trụ cột 2 quy định về thuế suất thuế tối thiểu toàn cầu cho phép nước đầu tư đánh thuế tối thiểu 15% đối với thu nhập được miễn, giảm thuế tại nước nhận đầu tư.
Sáng 20/3, Bộ Kế hoạch và đầu tư tổ chức Hội nghị về “Tác động của thuế tối thiểu toàn cầu với thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” do Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc chủ trì. Hội nghị nhằm trao đổi, xin ý kiến của các Doanh nghiệp, Hiệp hội, Ngân hàng, Quỹ và chuyên gia, trên cơ sở đó Bộ xây dựng báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tác động của thuế suất tối thiểu toàn cầu với thu hút đầu tư tại Việt Nam và tham mưu, đề xuất, chính sách áp dụng tại Việt Nam.
Thuế tối thiểu toàn cầu là một loại thuế do Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng và hiện nay đã được hơn 140 quốc gia đồng thuận. Trong đó, Trụ cột 2 quy định về thuế suất thuế tối thiểu toàn cầu cho phép nước đầu tư đánh thuế tối thiểu 15% đối với thu nhập được miễn, giảm thuế tại nước nhận đầu tư.
Hiện tại, Chính phủ các nước đầu tư và nhận đầu tư đều đã và đang có những động thái quyết liệt trong việc cân nhắc và đưa ra các chính sách liên quan đến Thuế tối thiểu toàn cầu. Nhiều nước sẽ áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024. Hiện nay Việt Nam cũng là một trong những nước “nhập khẩu” vốn, nên điều này đặt ra không ít thách thức cho Việt Nam trong vấn đề duy trì tính hấp dẫn, cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngoài, cần có những chiến lược cụ thể hơn.
Thứ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Thị Bích Ngọc chủ trì hội nghị.
Theo bà Nguyễn Thị Bích Ngọc- Thứ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư, cần phải giải quyết các nhóm chính sách: “Nhóm vấn đề thứ nhất là Việt Nam sẽ cần điều chỉnh chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư tại Việt Nam như thế nào để nó thích ứng tương ứng với thuế tối thiểu toàn cầu, nhưng vẫn tiếp tục tạo một môi trường thu hút đầu tư mang tính cạnh tranh trong khu vực. Thứ hai là các doanh nghiệp mà đang được hưởng ưu đãi đầu tư nhưng thuộc diện mà phải áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu thì cần phải có giải pháp nào để áp dụng quy định này hay không.
Nếu mà phải áp dụng thì Việt Nam nên thu thuế bổ sung hay để cho nước mà có nhà đầu tư thu khoản thuế này. Trường hợp Việt Nam thu thuế bổ sung, chỉ cần có áp dụng các biện pháp hỗ trợ gì để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư phù hợp với cam kết quốc tế, tránh khiếu kiện các cơ quan quản lý nhà nước với nhà đầu tư. Đây là điểm mà chúng tôi rất quan tâm”.
Bên cạnh đó, cần nhìn nhận thuế tối thiểu toàn cầu ở góc độ rộng hơn, không chỉ tác động đối với các doanh nghiệp các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam mà còn tác động đối với các doanh nghiệp Việt Nam đã, đang và sẽ đầu tư ra nước ngoài.
Do vậy Bộ Kế hoạch đầu tư rất mong muốn lắng nghe ý kiến của các công ty luật, công ty tư vấn về đối tượng, thời gian áp dụng từng trụ cột trong 2 trụ cột của Cơ chế tối thiểu toàn cầu đối với Việt Nam, khả năng áp dụng các điều kiện hạn chế hoặc ngoại lệ, nguyên tắc không hồi tố đối với chính sách ưu đãi đầu tư mà các nước đã cam kết áp dụng cho nhà đầu tư, cũng như các biện pháp đảm bảo quyền lợi của các doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp thuộc đối tượng chịu áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, đề xuất các biện pháp ưu đãi hỗ trợ đầu tư thay thế. Đồng thời cách thức thực hiện và sửa các Luật liên quan đến thuế tối thiểu toàn cầu cũng phải được tính đến về dài hạn./.
Tác giả: Xuân Lan
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy