NAVET-ASFVAC của Công ty NAVETCO là vaccine đầu tiên được phép lưu hành thương mại. (Ảnh: Công ty Navetco)
Bệnh dịch tả lợn châu Phi có tỷ lệ gây chết cao đến 100%, chính vì vậy nguy cơ lan rộng kèm việc khó tái đàn, lợn mất giá... đã trở thành nỗi lo thường trực với ngành chăn nuôi. Sau hơn 2 năm nghiên cứu, Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất thành công vaccine dịch tả lợn châu Phi với 80% số lợn đươc bảo hộ và đạt miễn dịch 6 tháng, đáp ứng nỗi mong mỏi của hàng triệu người nông dân.
Đây là thông tin được đưa ra tại buổi lễ công bố kết quả nghiên cứu, sản xuất vaccine dịch tả lợn châu Phi cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 3/6 tại Hà Nội.
Vaccine đầu tiên được lưu hành thương mại
Bệnh dịch tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra trên lợn, xuất hiện lần đầu tiên tại châu Phi vào năm 1921. Bệnh không lây sang người, chỉ xảy ra trên lợn, có đặc điểm lây lan nhanh, gây bệnh ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn. Bệnh gây tỷ lệ chết cao lên đến 100%.
vặc biệt, virus dịch tả lợn châu Phi có sức đề kháng cao. Sau khi khỏi bệnh lâm sàng, lợn vẫn có khả năng mang vi rút trong thời gian dài và có thể trở thành vật chủ mang trùng suốt đời, do vậy nếu để xảy ra bệnh sẽ rất khó để loại trừ được mầm bệnh.
Bệnh dịch tả lợn châu Phi lần đầu tiên xâm nhiễm vào Việt Nam tháng 2/2019, sau đó lây lan ra phạm vi cả nước. Bệnh dịch đã buộc phải tiêu hủy trên 6 triệu con lợn, thiệt hại trên 30.000 tỷ đồng, ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số CPI năm 2020. Đến nay, dịch bệnh còn xảy ra ở nhiều địa phương trên phạm vi cả nước.
Nguy cơ bệnh dịch tả lợn châu Phi tiếp tục phát sinh và lây lan là rất cao nếu không có vaccine phòng bệnh hiệu quả, do đặc điểm của virus dịch tả lợn châu Phi rất nguy hiểm đối với lợn, có khả năng tồn tại lâu ngoài môi trường, đường lây truyền rất phức tạp, chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn, chưa đảm bảo các yêu cầu chăn nuôi an toàn sinh học.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết từ khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại Việt Nam, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, đặc biệt Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống, tổ chức nghiên cứu sản xuất vắc xin phòng bệnh.
“Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Cục Thú y và các doanh nghiệp có tiềm năng, nguồn lực, kinh nghiệm như Công ty Cổ phần Thuốc thú y trung ương NAVETCO, Công ty AVAC và Công ty Dabaco phối hợp với các nhà khoa học của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ tiếp nhận giống virus vaccine, công nghệ và nghiên cứu, sản xuất, đăng ký lưu hành vaccine,” Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói.
Sau hơn 2 năm nghiên cứu, sản xuất, trong 3 doanh nghiệp Việt tiên phong, vaccine NAVET-ASFVAC của Công ty NAVETCO là vaccine đầu tiên được phép lưu hành thương mại của Việt Nam và cả trên thế giới. Đây là sự kiện lịch sử, ghi nhận nỗ lực của ngành thú y, các doanh nghiệp và các nhà khoa học Việt Nam đã hợp tác chặt chẽ, có hiệu quả với các nhà khoa học thế giới sản xuất thành công vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Trao giấy phép lưu hành vaccine thương mại cho vaccine NAVET-ASFVAC của Công ty NAVETCO. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Thành công của việc nghiên cứu, sản xuất vaccine dịch tả lợn châu Phi góp phần quan trọng trong phòng chống dịch bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành chăn nuôi heo phát triển, bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, có khả năng xuất khẩu thực phẩm và vaccine dịch tả lợn châu Phi.
Sẽ có thêm 2 loại vaccine nữa
Đến nay, Việt Nam đang có 3 doanh nghiệp tiên phong có đủ tiềm lực, đầu tư nghiêm túc để nghiên cứu, sản xuất vaccine dịch tả lợn châu Phi bao gồm: NAVETCO, AVAC, Dabaco. Trong đó, Công ty Navetco đã nghiên cứu, sản xuất thành công và được cấp phép lưu hành.
Dự kiến đến cuối năm, Việt Nam sẽ cấp phép lưu hành thêm 2 loại vaccine khác để phục vụ công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi, nâng tổng số loại vaccine lên 3 loại. Số lượng vaccine
Ông Trần Xuân Hạnh, Phó Tổng Giám đốc Công ty NAVETCO cho biết công ty có quy mô sản xuất trên 50 triệu liều/năm. Trong giai đoạn đầu tiên, công ty ưu tiên giải quyết vấn đề trong nước, sau đó sẽ có kế hoạch xuất khẩu
"Các nước rất cần vaccine nhưng khi xuất khẩu chúng ta phải làm việc với các đối tác để thử nghiệm tại nước sở tại, điều này cần có thời gian. Dự kiến sau khi 1-2 năm ổn định trong nước, chúng tôi sẽ làm việc với đối tác nước ngoài để xuất khẩu,” ông Trần Xuân Hạnh cho hay.
Phát biểu tại buổi lễ công bố, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết đối với 1,7 triệu hộ chăn nuôi nhỏ lẻ từ 1-9 con, một con heo là tài sản có thể quy ra cơm, gạo, rau thịt, quần áo, thuốc men, tấm lợp gia cố cho căn nhà… Do đó, 1,7 triệu hộ nông dân sẽ rất háo hức, trông chờ trước thành tựu của các nhà khoa học Việt Nam.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan lưu ý các doanh nghiệp khi thương mại hoá sản phẩm thuôc thú y như vaccine dịch tả lợn châu Phi thì ngoài mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận hãy vì trách nhiệm xã hội mà cân bằng giữa lợi nhuận và giá thành để bà con dễ tiếp cận, ngành chăn nuôi phát triển vững chãi hơn./.
Tác giả: Hồng Kiều
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy