Dòng sự kiện:
Việt Nam mới đạt 9/21 tiêu chí nâng hạng của FTSE
27/09/2018 18:11:00
FTSE Russell, cùng với MSCI là một trong 2 đơn vị cung cấp bộ chỉ số lớn nhất thế giới, có 2 đợt cập nhật thị trường thường niên vào tháng 3, tháng 9. Bộ phận phân tích CTCP Chứng khoán BIDV đã ra báo cáo về quyết.

Được tạo lập năm 1987, bộ chỉ số FTSE ban đầu bao phủ 70% vốn hóa thị trường của 23 quốc gia. Thương hiệu FTSE Russell xuất hiện năm 2014 và bao gồm bộ chỉ số FTSE Global Equity Index Series (FTSE GEIS). Năm 2018, FTSE GEIS được hoàn thiện khi giới thiệu các cổ phiếu siêu nhỏ từ thị trường phát triển và mới nổi đưa phạm vi bao quát lên 99%. Tính đến 31/12/2017, 1.700 tỷ USD tài sản quản lý theo tiêu chuẩn bộ chỉ số FTSE toàn cầu, trong đó có 1.400 tỷ USD tài sản đầu tư theo chỉ số này. Các quỹ lớn đầu tư theo chỉ số này là Vanguard, Charles Schwab và Ivesco PowerShares Capital.

Quá trình nâng hạng các thị trường được FTSE tham vấn rộng rãi 100 nhà đầu tư quốc tế. FTSE cũng xác định tình trạng phát triển một quốc gia xây dựng các bộ tiêu chí khuyến khích các quốc gia thực hiện. Quá trình này được giám sát chặt chẽ bởi ủy ban tư vấn phân loại quốc gia và ban cố vấn chính sách của FTSE Russell thông qua ma trận chất lượng. FTSE Russell cũng công bố danh sách theo dõi các quốc gia có khả năng được phân loại, qua đó cho phép người dùng theo dõi sự thay đổi của các quốc gia này.

FTSE phân loại quốc gia thành 4 cấp gồm quốc gia phát triển, quốc gia mới nổi tiên tiến, quốc gia mới nổi sơ cấp và quốc gia cận biên.

FTSE Russel tiến hành phân loại các quốc gia định kỳ 2 lần vào tháng 3 và tháng 9 hàng năm.

Việt Nam đạt 9/21 chỉ tiêu trong ma trận chất lượng

Việt Nam hiện đang được xếp hạng trong nhóm thị trường cận biên, và là một trong các quốc gia có tỷ trọng lớn nhất trong các bộ chỉ số chính: FTSE Frontier 50 Index, FTSE Frontier Index Series và FTSE Vietnam Index Series.

FTSE Frontier 50 Index gồm các cổ phiếu lớn 26 quốc gia, 10 cổ phiếu Việt Nam tham gia với tỷ trọng lớn nhất 20.1%. FTSE Frontier Index Series gồm các cổ phiếu vốn hóa lớn, vừa và nhỏ của các quốc gia, trong đó Vietnam gồm 73 công ty, có tỷ trọng 17.1%. FTSE Vietnam Index Series gồm chỉ số FTSE All-Share và FTSE Vietnam Index. FTSE Vietnam Index có giá trị vốn hóa 314 triệu USD và đầu tư vào 21 công ty tại niêm yết trên Hose.

Tại kỳ họp cập nhật tạm thời vào tháng 3/2018, FTSE Russell công bố China A-Share và Romania được xem xét tham gia thị trường mới nổi sơ cấp trong kỳ tháng 9/2018 sau 2 năm trong danh sách theo dõi. Saudi Arabia được nâng hạng từ thị trường chưa xếp hạng lên thị trường mới nổi sơ cấp sau 3 năm trong danh sách theo dõi. Việt Nam không được đề cập trong danh sách theo dõi tháng 3 nhưng bảng cập nhật chất lượng thị trường theo ma trận FTSE cho thấy Việt Nam đã thỏa mãn được các tiêu chí của thị trường mới nổi thứ cấp (9/21 chỉ tiêu).

Việt Nam vẫn có 3 tiêu chí chưa đạt yêu cầu và 8 tiêu chí giới hạn trong số 21 tiêu chí so với các quốc gia ở nhóm trên. Các nước thuộc nhóm thị trường mới nổi thứ cấp như Trung Quốc có 6 tiêu chí chưa đạt và 1 tiêu chí giới hạn, Ấn Độ có 6 tiêu chí chưa đạt và 4 tiêu chí giới hạn và Phillipines có 2 tiêu chí chưa đạt và 5 tiêu chí giới hạn. Mặt khác Việt Nam cũng có 6 cổ phiếu đạt yêu cầu của chỉ số FTSE toàn cầu gồm (VNM, VIC, VHM, MSN, HPG, VRE) so với yêu cầu 3 công ty.

Khác với MSCI, FTSE chia nhóm thị trường mới nổi thành thị trường mới nổi sơ cấp và thị trường mới nổi phát trình độ cao do vậy khả năng nâng hạng từ nhóm thị trường biên lên thị trường mới nổi linh hoạt hơn. Do vậy, Việt Nam đã được đưa vào danh sách theo dõi trong tháng 9/2018.

Theo Người đồng hành/BSC

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến