Vận chuyển gạo xuất khẩu của Tập đoàn Lộc Trời tại Tân cảng Thốt Nốt (thành phố Cần Thơ). (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết dự kiến sản xuất lúa cả nước năm 2024 sẽ đạt 43 triệu tấn, đảm bảo nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu hơn 8 triệu tấn.
Trong 4 tháng 2024, xuất khẩu gạo đã đạt 3,23 triệu tấn, tăng 11,7% với 2,08 tỷ USD, tăng 36,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kết quả này nhờ giá xuất khẩu gạo bình quân từ đầu năm đạt 644 USD/tấn, tăng 22,2%.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu ngày 1/5, loại gạo 5% đang ở mức 580 USD/tấn, tương đương với loại gạo cùng loại của Thái Lan.
Loại gạo 25% tấm ở mức 554 USD/tấn, cao hơn so với gạo cùng loại của Thái Lan (530 USD/tấn).
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dự báo yếu tố thời tiết không thuận lợi, nguồn cung chưa dồi dào trong khi nhiều nước có xu hướng gia tăng nhập khẩu để dự trữ.
Bên cạnh đó, một số quốc gia tiếp tục chính sách cấm, hạn chế xuất khẩu cùng với nhiều điểm nóng xung đột trên thế giới vẫn tiếp diễn, khiến thị trường gạo trên thế giới sẽ tiếp tục sôi động trong thời gian tới.
Tại Hội nghị Đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, quý 1/2024 và bàn định hướng xuất khẩu gạo trong thời gian tới do Bộ Công Thương phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thành phố Cần Thơ tổ chức mới đây, các báo cáo nhận định, sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2023- 2024 sẽ đạt gần 518 triệu tấn, trong khi tổng mức tiêu thụ là 525 triệu tấn.
Dự báo thế giới sẽ thiếu hụt khoảng 7 triệu tấn gạo trong năm 2024. Điều này tạo ra cơ hội cho các nước xuất khẩu gạo; trong đó, có Việt Nam.
Năm 2024, Việt Nam có thể đáp ứng được nguồn cung để xuất khẩu gạo tương đương năm 2023 (8,13 triệu tấn) nhưng vẫn bảo đảm an ninh lương thực.
Sản lượng gạo hàng hóa xuất khẩu năm 2024 của Việt Nam chủ yếu vẫn tập trung ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Tổng khối lượng gạo hàng hóa cho xuất khẩu tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2024 ước đạt khoảng 7,6 triệu tấn; trong đó, nhóm gạo chất lượng cao khoảng 3,2 triệu tấn; nhóm gạo thơm, đặc sản đạt 2,5 triệu tấn; nhóm gạo chất lượng trung bình đạt 1,15 triệu tấn; nhóm nếp đạt 0,75 triệu tấn.
Về thị trường trong nước, giá lúa tháng 4/2024 tiếp tục diễn biến trái chiều tùy theo từng chủng loại. Giá thu mua lúa ướt IR50404 tại An Giang đạt 7.450 đồng/kg, giảm 90 đồng/kg so với tháng 3 nhưng tăng 1.305 đồng/kg (21,2%) so với cùng kỳ năm 2023.
Trong khi đó giá lúa OM5451 tại An Giang và Kiên Giang lần lượt đạt 7.489 đồng/kg (tăng 33 đồng/kg) và 7.400 đồng/kg (tăng 25 đồng/kg), so với cùng kỳ năm 2023 tăng lần lượt 18% và 16,8%.
Tại Hưng Yên và Nam Định, giá bán buôn trung bình gạo Bắc thơm lần lượt là 21.667 đồng/kg (giảm 833 đồng/kg) và 18.357 đồng/kg (giảm 810 đồng/kg). Tuy nhiên vẫn tăng lần lượt 60% và 22,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết ngành theo dõi sát tình hình thời tiết khí tượng, thủy văn để chỉ đạo thời vụ, cơ cấu cây trồng phù hợp.
Ngành chỉ đạo chăm sóc và thu hoạch lúa vụ Hè Thu tại các tỉnh phía Nam; các tỉnh phía Bắc tập trung chăm sóc lúa Đông Xuân; đặc biệt lưu ý đảm bảo nguồn nước cho sản xuất lúa tại các tỉnh Bắc Trung Bộ./.
Tác giả: Bích Hồng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy