Với chủ đề “Đối tác trách nhiệm vì tăng trưởng và an ninh bền vững”, Hội nghị cấp cao ASEM 10 sẽ tập trung thảo luận 4 nội dung chính, gồm: Các vấn đề kinh tế-tài chính và kết nối Á-Âu; các vấn đề toàn cầu; các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm; định hướng tương lai ASEM. Ngoài ra, trước thềm Hội nghị cấp cao ASEM 10 sẽ diễn ra cuộc họp cấp cao không chính thức ASEAN-EU.
Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM) thành lập năm 1996 theo sáng kiến của Singapore và Pháp và sự ủng hộ tích cực của ASEAN. Mục tiêu của ASEM là tạo dựng “một mối quan hệ đối tác mới toàn diện giữa Á-Âu vì sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn” và “ tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai châu lục và thiết lập đối thoại chặt chẽ giữa các đối tác bình đẳng”.
Qua 5 lần mở rộng, ASEM không ngừng lớn mạnh, tăng hơn gấp đôi số lượng thành viên (từ 26 lên 53 thành viên), trong đó có 4 Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, 12 nước G20,…
Việt Nam luôn là một thành viên tích cực, năng động và có trách nhiệm đã có 18 năm tham gia ASEM. Nổi bật nhất là việc tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEM 5 (2004) và 5 Hội nghị Bộ trưởng trong các lĩnh vực: Kinh tế, công nghệ thông tin, ngoại giao, giáo dục, lao động.
Việt Nam tổ chức thành công hội nghị ASEM 5
Việt Nam cũng đề xuất hướng giải quyết cho 2 lần mở rộng ASEM và cùng các thành viên thông qua nhiều văn kiện và quyết định quan trọng mang tính định hướng trong tiến trình hợp tác như “Tuyên bố Hà Nội về Quan hệ đối tác kinh tế ASEM chặt chẽ hơn” và “Tuyên bố ASEM về Đối thoại giữa các nền văn hóa, văn minh”, “Khuyến nghị về cải tiến phương thức hoạt động ASEM”. Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong những nước đi đầu khởi xướng và duy trì cơ chế hợp tác về ứng phó thiên tai và “Đối thoại ASEM về phát triển bền vững” trong quản lý nguồn nước, trong đó tập trung hợp tác tiểu vùng các nước ven sông Mekong-Danube.
Việt Nam cũng là một trong những thành viên chủ động đề xuất, tham gia nhiều sáng kiến nhất (chủ trì 20 sáng kiến và đồng tác giả của 24 sáng kiến) trong các lĩnh vực an ninh lương thực, an ninh năng lượng, quản lý nguồn nước, biến đổi khí hậu, ứng phó với thiên tai, kinh tế, tăng trưởng xanh, an sinh xã hội, khoa học-công nghệ, du lịch, phát triển nguồn nhân lực, văn hóa, y tế, giao thông vận tải, giao lưu thanh niên.
Để tiếp tục nâng tầm quan hệ giữa Việt Nam với EU và các đối tác quan trọng khác trong ASEM cũng như đóng góp cho quan tâm chung, trong năm 2014, Việt Nam sẽ tiếp tục có những đề xuất, sáng kiến tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ (xóa nghèo), đào tạo nghề và phát triển nguồn nhân lực, quản lý nguồn nước, ứng phó thiên tai, thúc đẩy hợp tác cụ thể Mekong-Danube.
Việt Nam cũng sẽ tổ chức Hội thảo ASEM không chính thức về nhân quyền lần thứ 14 với chủ đề “Doanh nghiệp và quyền con người” (Hà Nội, từ 18-20/11), hoạt động lớn nhất Việt Nam đăng cai năm nay trên tư cách thành viên Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc, góp phần tăng cường đối thoại và hiểu biết giữa 2 châu lục.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội nghị Cấp cao ASEM 10 lần này nhằm tiếp tục chủ động đóng góp vào các nội dung quan trọng của Hội nghị, nâng cao vị thế của Việt Nam, đồng thời phối hợp với các thành viên ASEM trong các vấn đề phát triển, an ninh; tăng cường hợp tác song phương với các nước thành viên nhằm nâng tầm quan hệ đối tác.
Hoa Liên
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy