Dù giảm sau soát xét, lợi nhuận trước thuế nửa đầu năm của VietABank vẫn tăng 80% so với cùng kỳ
Sau soát xét, lợi nhuận của Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) đạt 118,5 tỷ đồng, giảm hơn 30% so với báo cáo tự lập trước đó. Dù vậy, kết quả kinh doanh của nhà băng này vẫn tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2019.
Trong đó, thu nhập lãi thuần nửa đầu năm tăng 27,7% lên 578 tỷ đồng. Cùng đó, thu nhập từ kinh doanh ngoại hối và mua bán chứng khoán cũng bất ngờ thu về lần lượt 16,8 tỷ đồng và 17,3 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ các năm chỉ thu về chưa đến 1 tỷ đồng. Lãi thuần từ hoạt động khác đạt 49,8 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ.
Tổng thu nhập hoạt động tăng gần 40%, nên dù chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng vẫn không ảnh hưởng tăng trưởng chung. Lợi nhuận trước thuế của VietABank nửa đầu năm vẫn tăng hơn 80% so với cùng kỳ. Ngân hàng hiện mới hoàn thành gần 37% kế hoạch lợi nhuận đề ra.
Đến cuối quý II/2020, tổng tài sản của VietABank xấp xỉ 78.061 tỷ đồng. Quy mô vốn điều lệ gần 3.500 tỷ đồng. Theo số liệu vừa được nhà băng này công bố, tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất tính đến 30/6 là 8,39%. Con số này khá sát với mức tối thiểu yêu cầu theo chuẩn mực Basel II quy định tại Thông tư 41/2016 (8%).
Hệ số CAR của VIetABank đến cuối quý II đạt 8,39%
Tuy nhiên, từ tháng 6 vừa qua, VietABank đã chào bán xong 97,36 triệu cổ phiếu mới cho tổng cộng 57 cổ đông. Số cổ phần phân phối chiếm 65% lượng chào bán (150,5 triệu cổ phiếu). Bên mua đều là các nhà đầu tư đang sở hữu cổ phần của ngân hàng. Trong đó, 6 cá nhân là người lao động trong công ty đã mua 18,17 triệu cổ phiếu. Với giá phát hành 10.000 đồng/cp, tổng số tiền huy động được là 973,6 tỷ đồng. Vốn điều lệ của ngân hàng tăng từ 3.500 tỷ đồng lên 4.473,6 tỷ đồng. Dù đợt phát hành đã hoàn tất nhưng đến thời điểm hiện tại, ngân hàng vẫn chưa thay đổi giấy phép kinh doanh. Vốn điều lệ đến ngày 30/6 vẫn chưa điều chỉnh tăng.
Ngoài ra, VietABank cũng nằm trong số ít các ngân hàng chưa có động thái niêm yết hay đăng ký giao dịch chứng khoán. Từ nửa cuối năm 2018 đến nay, số lượng các cổ phiếu ngân hàng gia nhập thị trường chứng khoán không còn sôi động như trước. Tuy vậy, khá nhiều ngân hàng vẫn rục rịch, chờ cơ hội để lên sàn. Tuy nhiên, cuộc họp ĐHĐCĐ các năm gần đây của VietABank đều không nhắc đến câu chuyện này.
Theo Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 được phê duyệt tại Quyết định 1058/ QĐ-TTg, năm 2020 này cũng là hạn chót phấn đấu để hoàn thành việc niêm yết cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
VietABank hiện vẫn đang thực hiện công bố thông tin theo nghĩa vụ của một công ty đại chúng. Dù là Báo cáo tài chính soát xét bán niên gửi Ủy ban chứng khoán Nhà nước, ngân hàng này chỉ công bố vỏn vẹn 15 trang, hoàn toàn bỏ qua phần thuyết minh báo cáo tài chính.
Tác giả: Thanh Thuỷ
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy