Kế hoạch chia cổ tức này phù hợp với đề xuất đã được cổ đông thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HoSE: VCB) hồi tháng 4/2022.
Nguồn để trả cổ tức từ lợi nhuận giữ lại từ năm 2019 sau khi trích lập tất cả các khoản dự phòng bắt buộc và trả cổ tức cổ phiếu và tiền mặt, bên cạnh đó là lợi nhuận giữ lại từ năm 2020 sau khi trích lập tất cả các khoản dự phòng bắt buộc và trả cổ tức tiền mặt (cổ tức năm 2022).
Cũng cần lưu ý rằng Vietcombank cũng có kế hoạch tăng vốn điều lệ bằng lợi nhuận giữ lại từ năm 2021 và lợi nhuận giữ lại lũy kế đến cuối năm 2018 (cổ tức năm 2023).
Giả sử phương án trả cổ tức cổ phiếu năm 2023 sẽ được thực hiện sau phương án trả cổ tức cổ phiếu năm 2022 và trước kế hoạch phát hành riêng lẻ, Chứng khoán VietCap (VCSC) ước tính tỷ lệ trả cổ tức cổ phiếu theo phương án trả cổ tức cổ phiếu năm 2023 có thể là 49,5%.
Ngoài ra, Vietcombank cũng có phương án tăng vốn qua việc phát hành riêng lẻ 6,5% cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài và dự kiến sẽ diễn ra trong năm 2023- 2024.
Kết phiên giao dịch ngày 7/7, cổ phiếu VCB đóng cửa tại mức 105.000 đồng/cp, ghi nhận mức tăng 39% trong vòng 1 năm qua. Thanh khoản không mấy sôi động khi bình quân chỉ hơn 1 triệu đơn vị được sang tay mỗi phiên.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy