Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank - HoSE: CTG) vừa công bố thông tin về kết quả đợt mua lại 3 mã trái phiếu CTGL2129012, CTGL2129013 và CTGL2129014.
Theo đó, ngân hàng đã tiến hành mua lại 3 lô trái phiếu trên với tổng giá trị 2.000 tỷ đồng. Trong đó, lô trái phiếu CTGL2129012 và CTGL2129013 có mệnh giá 700 tỷ đồng, lô trái phiếu CTGL2129014 có mệnh giá 600 tỷ đồng.
3 lô trái phiếu trên đều được phát hành vào tháng 9 năm 021, kỳ hạn 8 năm và dự kiến tới năm 2029 mới đáo hạn.
Thông tin các lô trái phiếu VietinBank mua lại trước hạn.
Từ đầu năm đến nay, ngân hàng đã tiến hành mua lại tổng cộng 7 lô trái phiếu với tổng giá trị 4.420 tỷ đồng. Trong đó, lô trái phiếu có mệnh giá lớn nhất được mua lại là CTGH2129001 được mua lại vò hồi tháng 5 với giá trị 1.500 tỷ đồng. Lô trái phiếu được phát hành hồi tháng 5/2021, kỳ hạn 8 năm.
Trong tháng 8/2024, ngân hàng cũng đã mua lại 820 tỷ đồng trái phiếu mã CTG1929T2/RL (100 tỷ đồng) và CTGL2129008 (720 tỷ đồng).
Ở chiều ngược lại, trong năm nay, VietinBank dự kiến phát hành 2 đợt trái phiếu ra công chúng với tổng cộng 80 triệu trái phiếu. Mỗi trái phiếu có mệnh giá 100.000 đồng. Tương đương tổng giá trị 2 đợt phát hành trái phiếu là 8.000 tỷ đồng.
Tròng cả 2 đợt phát hành, ngân hàng đều dự kiến huy động 2 mã trái phiếu là XTG2432T2 có giá trị 3.000 tỷ đồng, kỳ hạn 8 năm và mã phái trái phiếu CTG2343T2 giá trị 1.000 tỷ đồng, kỳ hạn 10 năm.
Toàn bộ số trái phiếu trên đều là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản bảo đảm và thỏa mãn các điều kiện để được tính vào vốn cấp 2 của VietinBank theo quy định pháp luật hiện hành.
Lãi suất đối với trái phiếu kỳ hạn 8 năm sẽ bằng lãi suất tham chiếu cộng với 1,05%/năm và lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm sẽ bằng lãi suất tham chiếu cộng với 1,15%/năm.
Số tiền thu được từ chào bán trái phiếu ra công chúng năm 2024 sau khi đã khấu trừ các khoản phí, chi phí có liên quan, dự kiến sẽ được VietinBank sử dụng để tăng quy mô vốn hoạt động, tăng vốn cấp 2 và đảm bảo các tỉ lệ an toàn hoạt động theo quy định của NHNN.
Đồng thời thực hiện cho vay nền kinh tế đối với lĩnh vực sản xuất và phân phối khí đốt là 4.000 tỷ đồng, dành 2.000 tỷ đồng cho vay công nghiệp chế biến chế tạo và 2.000 tỷ đồng cho vay các ngành khác (2,000 tỷ đồng). Thời gian giải ngân dự kiến là quý III/2024 - quý II/2025.
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy