Cuối năm 2018, ngành ngân hàng có một sự kiện được chú ý. Đó là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) có dàn lãnh đạo mới. Theo đó, ông Lê Đức Thọ được bổ nhiệm vào chiếc ghế Chủ tịch Hội đồng quản trị VietinBank, còn ông Trần Minh Bình nắm giữ chức vụ Tổng giám đốc VietinBank. Trước đó, tháng 10/2018, ông Trần Minh Bình lên nắm quyền Tổng Giám đốc VietinBank sau khi ông Lê Đức Thọ rời chức vụ này để làm Chủ tịch HĐQT.
Thời gian gần đây VietinBank cũng là ngân hàng được nhắc đến rất nhiều gần đây do kinh doanh gặp khó. Báo cáo về kết quả kinh doanh quý 4/2018 của Vietinbank cho thấy, lợi nhuận trước thuế trong quý 4/2018 lỗ 853 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế cả năm 2018 đạt 6.742 tỷ đồng, giảm 26,8% so với năm 2017.
Sau khi Vietinbank công bố kết quả kinh doanh quý 4/2018, Chủ tịch HĐQT Vietinank Lê Đức Thọ cho biết ngân hàng đã tiến hành phân loại lại và hạ nhóm nợ các khoản vay từ một số khách hàng, dẫn đến thoái lãi dự thu lớn và ghi nhận lỗ.
Cụ thể, trên báo cáo kết quả kinh doanh của Vietinbank, thoái lãi dự thu được hạch toán là “chi phí tín dụng khác” với mức 6.514 tỷ đồng. Trong khi trên bảng cân đối kế toán, số lãi dự thu là 6.905 tỷ đồng, giảm 7.618 tỷ đồng so với cuối năm 2017.
Do đó, tỷ lệ lãi dự thu/tổng tài sản sinh lãi giảm xuống 0,63% so với mức 1,41% vào cuối năm 2017.
Thu nhập lãi có thể chia làm hai phần: Lãi đã nhận và lãi dự thu. Bản chất của lãi dự thu là phần thu nhập lãi thuộc về ngân hàng nhưng chưa nhận được vào thời điểm hạch toán. Lãi dự thu đồng thời được ghi nhận là là một phần thu nhập lãi trên báo cáo kết quả kinh doanh và cũng được ghi nhận là tài sản trên bảng cân đối kế toán.
Thứ nhất, khi tỷ trọng trái phiếu nắm giữ trong tổng tài sản sinh lãi lớn, do lãi trái phiếu thường được chi trả một lần hoặc hai lần mỗi năm, do đó thu nhập lãi được tích lũy trong 1-3 tháng trước đó.Lãi dự thu có thể đến từ ba nguồn trong tổng tài sản sinh lãi: nợ nhóm 1, trái phiếu nắm giữ, và cho vay liên ngân hàng. Có một vài trường hợp dẫn đến lãi dự thu lớn như sau:
Thứ hai, các khoản cho vay đầu tư cơ sở hạ tầng, do các khoản vay này thường thường có thời gian ân hạn cho trả lãi kéo dài (lên tới 2-3 năm) trước khi khoản lãi đầu tiên đến hạn phải trả.
Thứ ba, gia hạn lại khoản vay, theo Nghị định 780, một số khoản vay có thể được gia hạn lại, với thời gian trả lãi kéo dài mà không ảnh hưởng đến việc phân loại nợ nhóm 1. Phần lãi khi đó là lãi dự thu như thông thường nhưng không phải trả lãi thường xuyên, do đó lãi dự thu tích lũy trên bảng cân đối tăng dần theo thời gian. Thứ tư, các khoản nợ xấu, nợ nghi ngờ nhưng chưa được phân loại lại. Trong trường hợp các khoản vay không nhận lãi thường xuyên và trong trường hợp ngân hàng chưa chính thức sắp xếp lại hoặc phân loại lại khoản vay vì lý do nào đó, tình trạng này cũng dẫn đến lãi dự thu tăng dần theo thời gian.
Theo báo cáo của Vietinbank, tỷ lệ nợ xấu trên báo cáo là 1,56% so với mức 1,14% vào cuối năm 2017. Sau khi xóa một phần nhỏ nợ xấu tăng 50% so với năm 2017 lên 12.517 tỷ đồng và nợ xấu mới hình thành mới là 4.761 tỷ đồng, chủ yếu là nợ nhóm 5.
Nợ nhóm 2 chiếm 0,6% dư nợ, tăng 48,4% so với năm 2017 lên 5.383 tỷ đồng. Nợ nhóm 3 chiếm 0,25% dư nợ, tăng 71,8% lên 2.136 tỷ đồng. Nợ nhóm 4 chiếm 0,21%, giảm 25% còn 1.912 tỷ đồng. Nợ nhóm 5 chiếm 1,09% tổng dư nợ, tăng 81,5% lên 9.470 tỷ đồng.
Tỷ lệ nợ xấu tổng thể, bao gồm trái phiếu VAMC chưa trích lập dự phòng, là 2,82% và hệ số LLR đối với cho vay khách hàng là 96,2%.
Chi phí dự phòng giảm 7,1% so với năm 2017 xuống 7.748 tỷ đồng, bao gồm 4.975 tỷ đồng dự phòng cho vay khách hàng và khoảng 2.791 tỷ đồng là dự phòng trái phiếu VAMC.
Vietinbank cho hay, lợi nhuận trước thuế quý 4/2018 lỗ 853 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế cả năm 2018 đạt 6.742 tỷ đồng, giảm 26,8% so với năm 2017.
Cho đến thời điểm này, VietinBank đang đứng đầu danh sách các ngân hàng thua lỗ trong quý 4/2018. Một số ngân hàng thua lỗ đã lộ diện có thể kể đến như Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (Saigonbank) và Ngân hàng TMCP Bản Việt (VietCapitalBank).
Kết quả này khiến lần đầu tiên Vietinbank bị văng khỏi top 5 lợi nhuận của các ngân hàng Việt.
Khánh Linh (T/h)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy