Công ty Cổ phần hàng không Vietjet (Vietjet, HoSE: VJC) mới đây đã công bố báo cáo tài chính quý đầu năm 2022 với kết quả kinh doanh khả quan sau quãng thời gian dài chịu ảnh hưởng nặng của dịch Covid-19.
Theo đó, so với cùng kỳ năm 2021, Vietjet ghi nhận tăng trưởng 113% lợi nhuận trước thuế nhờ kinh doanh vận chuyển hành khách phục hồi nhanh và mảng kinh doanh vận chuyển hàng hóa tiếp tục mở rộng, với mức tăng trưởng doanh thu trong quý I/2022 lần lượt là 76% và 94%.
Trong quý I/2022, Vietjet đạt doanh thu hợp nhất là 4.522 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 244 tỷ đồng, lần lượt tăng 12% và 98% so với cùng kỳ năm 2021.
Về doanh thu vận tải hàng không, Vietjet đạt doanh thu quý I/2022 là 3.340 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2021, giúp hãng đạt lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ là 40 tỷ đồng. Đây cũng là mức doanh thu cao nhất kể từ quý II/2020, khi nước ta lần đầu phong tỏa gắt gao để phòng, chống dịch Covid-19.
Vietjet cho biết từ cuối năm ngoái đến nay, ngành hàng không và du lịch đã mở cửa hoàn toàn trở lại, đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao của người dân. Trong 3 tháng đầu năm 2022, Vietjet đã mở lại toàn bộ mạng bay nội địa và nối lại các chuyến bay quốc tế thường lệ; thực hiện 20.000 chuyến bay và vận chuyển hơn 3 triệu lượt khách trên gần 60 đường bay nội địa và quốc tế được khai khác.
Tổng số chuyến bay và lượt khách của Vietjet trong quý I/2022 đạt 50% và 55% so với tổng số của cả năm 2021. Đối với hoạt động vận chuyển hàng hóa, Vietjet đạt tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển trong quý I/2022 hơn 12,5 nghìn tấn. Đây là kết quả đáng chú ý của Vietjet trong bối cảnh ngành hàng không các tháng đầu năm chủ yếu tập trung vào thị trường nội địa.
Ngoài ra, mới đây Vietjet cũng công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021. Theo báo cáo mới được đăng tải, Vietjet ghi nhận doanh thu thuần 12.875 tỷ đồng, giảm khoảng 123 tỷ so với báo cáo tự lập. Lợi nhuận sau thuế đạt xấp xỉ 80 tỷ đồng, giảm 20,6% so với mức hơn 100 tỷ đồng trong báo cáo trước kiểm toán.
Lý giải doanh thu, lợi nhuận giảm sau kiểu toán, VietJet Air cho biết chủ yếu do việc ghi nhận tăng chi phí thuế thu nhập hoàn lại theo quy định.
Đại diện hãng hàng không cho biết Vietjet đang tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số để nâng cao trải nghiệm của khách hàng và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động; đa dạng hóa các kênh bán hàng trên thiết bị số, trên các sàn thương mại điện tử; số hóa hoạt động và quản lý nhằm tạo bước chuyển mình lớn trong thời gian tới để đưa Vietjet thành hãng hàng không số hàng đầu khu vực, tiếp tục phát triển mạnh mẽ, vươn xa hơn ra ngoài thế giới.
Tổng tài sản của Vietjet tính hết hết quý đầu năm đạt hơn 61.200 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 51.600 tỷ đồng hồi đầu năm. Nợ phải trả cũng tăng 10.000 tỷ đồng lên mức 44.000 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu Vietjet hiện tại là 17.111 tỷ đồng, tăng nhẹ so với mức 16.800 tỷ đồng hồi đầu năm.
Cổ phiếu VJC hiện đạt 130.800 đồng/cổ phiếu, tăng khoảng 5.000 đồng/cổ phiếu so với hồi đầu năm song nếu tính từ đầu tháng 4, mỗi cổ phiếu VJC đã mất 8.000 đồng do thị trường giảm mạnh.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy