Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP (Vietnam Airlines – mã chứng khoán HVN) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2018 với kết quả doanh thu thuần tăng 18%, lên mức 25.377 tỷ đồng. Trong khi đó, giá vốn tăng đến 27% nên lợi nhuận gộp còn 3.089 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ.
Biên lãi gộp giảm từ 18,7% xuống còn 12%. Vietnam Airlines cho biết, giá nguyên liệu trong quý III tăng 37,5% so với cùng kỳ 2017, làm ảnh hưởng đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp.
Hoạt động tài chính cũng chuyển biến thiếu tích cực khi doanh thu chỉ tăng 22% lên 268,7 tỷ đồng, trong khi chi phí tăng 8% lên 1.028 tỷ đồng do tỷ giá USD/VND tăng gần 2% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, chi phí bán hàng và chi phí quản lý cũng cao hơn lần lượt 10,5% và 3%.
Ngoài những tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Vietnam Airlines, giá nguyên liệu và tỷ giá cũng ảnh hưởng đến các công ty con khiến phần lãi từ liên doanh liên kết giảm hơn 1% xuống 9 tỷ đồng. Kết thúc quý III, Vietnam Airlines lãi ròng 352,7 tỷ đồng, giảm 73% so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế 9 tháng, công ty đạt doanh thu thuần 72.934 tỷ, tăng 18% nhưng lợi nhuận ròng giảm 17% xuống 1.714,7 tỷ đồng. Vietnam Airlines thực hiện được 75% kế hoạch doanh thu và 70% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế.
Tổng tài sản của Vietnam Airlines sau 3 quý giảm 5%, xuống 84.338,8 tỷ đồng. Tài sản ngắn hạn chiếm 26%, chủ yếu là tiền, tương đương tiền và tiền gửi 8.272 tỷ đồng; khoản phải thu hơn 8.890 tỷ đồng. Công ty có nợ thuê tài chính 41.794 tỷ đồng, với 76% là vay dài hạn.
Quý 3 năm nay Vietnam Airlines ghi nhận khoản lợi nhuận khác từ hoạt động bán, cho thuê lại máy bay chưa đến 20 tỷ đồng, giảm 185 tỷ đồng so với cùng kỳ. Do vậy dù đã tiết giảm được 141 tỷ đồng chi phí bán hàng so với cùng kỳ, thì LNST quý 3 vẫn giảm đến 68% so với cùng kỳ, đạt 458 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 353 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến cuối tháng 9 đạt 2.749,5 tỷ đồng, bên cạnh thặng dư vốn cổ phần 1.220 tỷ đồng và quỹ hỗ trợ và sắp xếp doanh nghiệp 1.068 tỷ đồng.
Tại thời điểm 30/09/2018, vay nợ thuê tài chính ngắn hạn của HVN nhích nhẹ lên 9,894 tỷ đồng; còn vay nợ tài chính dài hạn giảm đáng kể từ 37,433 tỷ đồng xuống 31,902 tỷ đồng.
Trong một động thái mới đây, vào ngày 12/11, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã chuyển 5 tổng công ty, tổng vốn 275.000 tỷ về Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
5 đơn vị này gồm: Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC). Tổng vốn được chuyển giao cho Uỷ ban quản lý là 275.000 tỷ đồng.
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, dù chuyển giao tập đoàn, tổng công ty về Uỷ ban nhưng Bộ GTVT vẫn là cơ quan xây dựng, hoạch định chiến lược đối với các ngành giao thông, quản lý hạ tầng cảng. Hệ thống định mức tiêu chuẩn liên quan đến lĩnh vực như giá cả, dự toán hay cơ sở dữ liệu quản lý nhà nước vẫn do Bộ làm. Như vậy, sau chuyển giao, chức năng quản lý của Bộ GTVT không bị suy giảm mà ngược lại, giúp Bộ GTVT thực hiện nhiệm vụ tốt hơn.
Mai An
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy