Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam (Vilico, MCK: VLC) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2021 với doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ hơn 719 tỷ đồng, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó chi phí vốn ghi nhận 490,4 tỷ đồng, tăng cao hơn ở mức 7,4% so với cùng kỳ.
Giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu dẫn tới lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt hơn 229 tỷ đồng, chỉ nhích nhẹ 1,8% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng biên lãi gộp giảm từ 33% về còn 31,8%.
Trong quý, doanh thu tài chính của doanh nghiệp ghi nhận tăng 18,3% so với cùng kỳ lên mức 34,2 tỷ đồng. Các khoản chi phí như chi phí tài chính ghi nhận 6,2 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 2,4% về còn 162,13 tỷ đồng và các chi phí khác biến động không đáng kể.
Vilico báo lãi sau thuế hơn 83 tỷ đồng trong quý IV/2021, giảm gần 5% so với cùng kỳ.
Phía doanh nghiệp đưa ra lý giải khoản lợi nhuận suy giảm trong bối cảnh doanh thu vẫn tăng trưởng là do phát sinh khoản trích lập dự phòng cho thỏa thuận đầu tư góp vốn vào đơn vị khác.
Doanh nghiệp mà VLC đầu tư góp vốn là Công ty Cổ phần Thức ăn Chăn nuôi Trung ương (hiện đang nợ hơn 1,2 tỷ đồng tiền thuế) và Công ty Cổ phần Chăn nuôi Chế biến Xuất nhập khẩu. Trích lập dự phòng cho 2 công ty trên lần lượt là 13 tỷ đồng và 4,68 tỷ đồng.
Luỹ kế cả năm 2021, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu đạt 2.928 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 323,4 tỷ đồng, lần lượt tăng nhẹ 3,6% và 5,1% so với cùng kỳ.
Trong năm 2021, VLC đặt kế hoạch kinh doanh với lợi nhuận sau thuế là 113 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm tài chính, công ty hoàn thành được gần gấp 3 lần kế hoạch lợi nhuận năm đề ra.
Tính tới 31/12/2021, tổng tài sản của VLC tăng 72,7% so với đầu năm lên 3.199,6 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu là tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 2.400 tỷ đồng, chiếm 75% tổng tài sản và tăng gần gấp đôi so với con số ghi nhận hồi đầu năm (trong đó tiền nhàn rỗi cũng tăng gần 3 lần lên 176 tỷ đồng); các khoản phải thu ngắn hạn đạt 287,6 tỷ đồng, chiếm 9% tổng tài sản và phần còn lại là các tài sản khác.
Đến cuối tháng 12/2021 Vilico còn khoản tiền 2.028 tỷ đồng gửi có kỳ hạn tại ngân hàng (tăng hơn 951 tỷ đồng so với hồi đầu năm), đây là khoản tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng tại ngân hàng và quỹ tín dụng - động lực mang về nguồn thu tài chính dồi dào trong năm. Trong năm 2021, Vilico lãi hơn 118 tỷ đồng từ tiền gửi và tiền cho vay, tăng 67% so với đầu năm.
Nợ phải trả của doanh nghiệp chỉ có khoản vay ngắn hạn hơn 77 tỷ đồng từ các ngân hàng với lãi suất 2,1% và không có tài sản đảm bảo.
Cuối tháng 11/2021 vừa qua, Vilico đã có nghị quyết về việc thông qua hồ sơ phát hành cổ phiếu của công ty để hoán đổi theo hợp đồng sáp nhập với Công ty Cổ phần GTNFoods (HoSE: GTN).
Vilico đã có nghị quyết về việc thông qua hồ sơ phát hành cổ phiếu của công ty để hoán đổi theo hợp đồng sáp nhập với Công ty Cổ phần GTNFoods nhưng đến nay thương vụ trên vẫn chưa diễn ra.
Cụ thể, theo phương án tổng thể đã thông qua, Vilico dự kiến phát hành tối đa 156,2 triệu cổ phiếu để hoán đổi với cổ phần của GTNFoods. Dư kiến sau phát hành, Vilico sẽ tăng vốn điều lệ lên hơn 2.193 tỷ đồng.
Vilico quyết định tỉ lệ hoán đổi là 1,6:1 (cổ đông sở hữu 1,6 cổ phiếu GTN vào ngày chốt danh sách cổ đông sẽ được hoán đổi lấy 1 cổ phiếu VLC, 1 cổ phiếu GTN được hoán đổi lấy 0,625 cổ phiếu VLC).
Dự kiến sau khi sáp nhập, toàn bộ hơn 47 triệu cổ phiếu VLC mà GTNFoods đang sở hữu sẽ bị hủy và giảm vốn điều lệ của Vilico tương ứng số cổ phần này nhưng đến nay thương vụ sát nhập trên vẫn chưa được diễn ra.
Trên thị trường, trong phiên sáng ngày 26/1 cổ phiếu VLC đang giao dịch trong vùng giá 31.000 đồng/cổ phiếu.
Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam được thành lập vào ngày 21/6/1996 trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp có quan hệ gắn bó kinh tế, công nghiệp, thương mại, thông tin, khoa học kỹ thuật, nghiên cứu,… hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi trên toàn quốc, trực thuộc thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT. Năm 2013 Tổng công ty được cổ phần hóa và đến tháng 7/2013 công ty chính thức hoạt động theo loại hình công ty cổ phần sau khi thực hiện thành công phương án cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Các ngành nghề kinh doanh chính của công ty bao gồm: Chăn nuôi giống, chăn nuôi gia súc, gia cầm: lợn, bò, gà; chế biến sản phẩm chăn nuôi; Sản xuất, cung ứng vật tư thiết bị ngành chăn nuôi; Kinh doanh vật tư thú y chăn nuôi, thuốc thú y; Sản xuất, kinh doanh nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi thành phẩm. |
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy