Ban lãnh đạo hiện tại của Vinalines đang phải đối phó với vụ kiện từ nhà thầu SK E&C (Hàn Quốc) đòi bồi thường hơn 65,2 tỉ đồng theo phán quyết của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC).
Tàu Vinalines Trader đã bị phía Hàn Quốc bắt giữ vì công ty mẹ Vinalines thua kiện nhà thầu Hàn Quốc SK E&C nhưng chưa trả Ảnh:TL
Hồi đầu năm 2014, VIAC đã xử Vinalines thua kiện Công ty SK Engineering & Construction (Hàn Quốc), gọi tắt là SK E&C, và buộc Vinalines phải bồi thường cho SK E&C 65,2 tỉ đồng (chưa tính 781 triệu đồng phí trọng tài) do Vinalines vi phạm hợp đồng thi công xây dựng cầu tàu Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong (Khánh Hòa).
Gói thầu được ký kết năm 2009 đang thực hiện dở dang trong giai đoạn khởi động thì đã phải dừng cho Chính phủ có văn bản yêu cầu dừng toàn bộ dự án (9-2012). Phía Vinalines đã thanh toán cho đối tác theo hình thức tạm ứng hơn 87 tỉ đồng, được cho là đã vượt quá giá trị thực hiện của nhà thầu.
Song phía nhà thầu Hàn Quốc SK E&C, một đối tác trong liên doanh SK E&C và Tổng công ty xây dựng đường thủy (Vinawaco), đơn vị trúng thầu dự án này đã khởi kiện Vinalines về việc vi phạm hợp đồng, yêu cầu Vinalines phải thanh toán toàn bộ giá trị lô cọc thép 544 đoạn SPP mà nhà thầu đã mang đến công trường trước khi dự án bị dừng.
VIAC đã thụ lý vụ việc này và ra phán quyết (1-2014) buộc Vinalines phải bồi thường cho nhà thầu Hàn Quốc 47,9 tỉ đồng. Sau đó, ngày 26-2, VIAC lại có quyết định sửa chữa văn bản trên và nâng số tiền Vinalines phải bồi thường từ 47,9 tỉ đồng lên 65,2 tỉ đồng, bao gồm các khoản lãi phát sinh.
Không chấp thuận phán quyết này, Vinalines đã có đơn gửi Tòa án nhân dân TP Hà Nội yêu cầu hủy phán quyết của VIAC. Tòa án Hà Nội đã thông báo thụ lý vụ việc ngày 7-3-2014. Tuy nhiên, đến nay vụ việc chưa được xét xử.
Vấn đề là phán quyết của VIAC có giá trị ngay từ thời điểm ban hành.
Do Vinalines không chịu trả tiền, còn tòa lại chưa xử vụ này nên đối tác Hàn Quốc đã liên tiếp yêu cầu Tòa án Hàn Quốc bắt giữ các tàu biển của Vinalines tại Hàn Quốc.
Cụ thể là phía Hàn Quốc đã bắt giữ tâu Vinalines Sky hồi tháng 3 và Vinalines phải bỏ ra 3,1 triệu đô la Mỹ tiền đặt cọc để chuộc tàu. Sau đó, phía Hàn Quốc lại bắt giữ tàu Vinalines Trader hồi tháng 6 và Vinalines lại tiếp tục chi ra 296 ngàn đô la Mỹ để giải phóng tàu. Tổng cộng tiền đặt cọc của hai vụ bắt giữ tàu là 72,4 tỉ đồng (tương đương 3,4 triệu đô la Mỹ).
Không chấp thuận với phán quyết của VIAC song do chưa có lịch xử của tòa (theo quy định là 90 ngày tòa phải triệu tập các bên để tiến hành xét xử), Vinalines đã gửi đơn kêu cứu đến Chính phủ, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Bộ Giao thông Vận tải, Chánh án tòa án tối cao... đề nghị hỗ trợ, chỉ đạo để vụ việc được xét xử tại Tòa án nhân dân TP Hà Nội với yêu cầu hủy phán quyết của VIAC.
Nếu vụ việc này chưa được xét xử thì đội tàu của Vinalines đi qua các cảng và vùng biển Hàn Quốc sẽ tiếp tục bị bắt giữ, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp này.
Bộ GTVT cũng đã chuyển kiến nghị của Vinalines đến Tòa án Hà Nội, đề nghị sớm xét xử vụ việc. Trong trường hợp tòa Hà Nội tuyên hủy phán quyết của VIAC thì vụ việc lại được VIAC thụ lý lại từ đầu bằng một Hội đồng trọng tài khác cho đến khi ra phán quyết thay thế.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy