Chứng khoán Vietcap vừa có chia sẻ thông tin xung quanh cuộc gặp gỡ với VinFast (Nasdaq: VFS) được tổ chức vào ngày 5/10.
Nội dung xoay quanh các cập nhật chính bao gồm kết quả kinh doanh quý 3/2023, hỗ trợ vốn từ Chủ tịch Phạm Nhật Vượng và Tập đoàn Vingroup (HoSE: VIC) cũng như kế hoạch mở rộng của công ty vào thị trường Indonesia và Ấn Độ.
9 tháng đầu năm 2023, doanh thu của VFS đạt 18,2 nghìn tỷ đồng
Trong quý 3/2023, VFS đã bàn giao hơn 10.000 xe hơi điện (tăng 5% quý trước) và 28.200 xe máy điện (tăng 2,8 lần so quý trước) nhờ chiến lược B2B.
Trong 9 tháng đầu năm 2023, VFS đã bàn giao 21.300 chiếc xe hơi điện (trong đó khoảng 65% đã được bán cho GSM). Ban lãnh đạo đặt mục tiêu bàn giao 40.000- 50.000 xe hơi điện vào năm 2023.
Cũng trong quý 3/2023, doanh thu của VFS tăng 4% so quý trước khi đạt 8,3 nghìn tỷ đồng, chủ yếu được hỗ trợ bởi số lượng xe điện được bàn giao cao hơn so với quý trước. Tuy nhiên, khoản lỗ ròng của công ty tăng 20% so quý trước lên 15 nghìn tỷ đồng do chi phí lãi vay cao hơn và lỗ ròng trên các công cụ tài chính theo giá trị hợp lý.
Trong 9 tháng đầu năm 2023, doanh thu của VFS đạt 18,2 nghìn tỷ đồng, (khoảng 50% từ doanh thu đến từ GSM) và khoản lỗ ròng đạt 41,6 nghìn tỷ đồng (so với lỗ ròng 34,5 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2022).
VCSC cũng lưu ý rằng kết quả kinh doanh này được trình bày theo tiêu chuẩn GAAP của Mỹ.
Chủ tịch Phạm Nhật Vượng
Hỗ trợ vốn từ Chủ tịch HĐQT và VIC
Tính đến tháng 9/2023, VIC đã giải ngân khoản vay trị giá khoảng 23 nghìn tỷ đồng cho VFS.
Trong khi đó vào tháng 9, Chủ tịch HĐQT Phạm Nhật Vượng đã giải ngân 7 nghìn tỷ đồng dưới dạng tài trợ cho VFS.
Ngoài ra, VFS sẽ nhận được toàn bộ số tiền thu được từ đợt bán 46 triệu cổ phiếu VFS sắp tới thuộc sở hữu của các cổ đông chính của VFS là VIG và Asian Star. Việc đăng ký bán đã được Ủy ban Chứng khoán Mỹ công bố có hiệu lực nhưng thời gian giao dịch chưa được công bố.
Điều này phù hợp với thỏa thuận cấp vốn được ký kết và công bố vào tháng 4/2023.
VFS dự kiến sẽ nhận được khoản tài trợ lên tới 1,2 tỷ USD trở lên từ VIC, Chủ tịch và 2 cổ đông chủ chốt VIG và Asian Star trong 6 tháng tới.
Kế hoạch mở rộng toàn cầu và chi phí đầu tư
Ngoài nhà máy Giai đoạn 1 của Mỹ dự kiến bắt đầu sản xuất vào năm 2025, VFS đặt mục tiêu xây dựng 2 nhà máy lắp ráp (CKD) ở Indonesia và Ấn Độ để khai thác tiềm năng tiêu thụ EV cao hơn, các ưu đãi của chính phủ và khả năng tiếp cận nguyên liệu sản xuất.
Mỗi cơ sở ở Indonesia và Ấn Độ có vốn đầu tư ước tính khoảng 150-200 triệu USD cho Giai đoạn 1 (công suất lên tới 50.000 ô tô/năm) và đặt mục tiêu bắt đầu sản xuất vào năm 2026.
Tác giả: Minh An
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy