Theo báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ của Tập đoàn Vingroup (MCK: VIC), Tập đoàn đã dành ra 1.118 tỷ đồng chi phí hỗ trợ và từ thiện trong 6 tháng đầu năm, tăng 18% so với so với cùng kỳ năm ngoái.
Từ khi dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam cho tới nay, tập đoàn Vingroup hiện là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong các hoạt động tài trợ phòng, chống dịch tại Việt Nam.
Nửa đầu năm 2021, Vingroup trích 1.118 tỷ đồng chi phí hỗ trợ và từ thiện. (Nguồn: BCTC Vingroup)
Hồi tháng 2/2021, tập đoàn này đã tài trợ 20 tỷ đồng cho chương trình nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vaccine phòng ngừa Covid-19 "Made in Vietnam" COVIVAC do Viện vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC) trực thuộc Bộ Y tế sản xuất.
Vingroup cũng đã ủng hộ trực tiếp 480 tỷ đồng ủng hộ Quỹ vắc-xin phòng chống Covid-19, chương trình do Chính phủ phát động hồi tháng 6.
Chưa dừng lại ở đó, cũng trong đầu tháng 6, Vingroup đã ký hợp đồng mua thiết bị “BreFence Go COVID-19 Breath Test System” và trao tặng cho bộ Y tế với tổng giá trị hơn 460 tỷ đồng (tương đương 20 triệu USD) gồm: 30 máy xét nghiệm Covid-19 qua hơi thở và vật tư tiêu hao phục vụ cho 2 triệu mẫu test.
Phương pháp xét nghiệm Covid-19 qua hơi thở có ưu điểm đặc biệt nổi bật là nhanh chóng, độ chính xác cao và không cần phải lấy dịch tỵ hầu, họng. Người được xét nghiệm chỉ cần thổi vào miệng van một chiều dùng một lần được kết nối với dụng cụ lấy mẫu hơi thở. Hơi thở ra được thu thập và đưa vào một khối phổ kế tiên tiến để đo lường, cho ra kết quả trong vòng 1 phút, với độ chính xác đạt hơn 90%.
Các nhà khoa học của Arcturus Therapeutics (Mỹ) nghiên cứu vắc-xin trong phòng thí nghiệm. (Ảnh: Vingroup)
Đặc biệt, mới đây Vingroup đã nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine mRNA từ công ty Arcturus (Mỹ) để tiến hành thử nghiệm các giai đoạn tại Việt Nam.
Công ty VinBioCare mới được thành lập hồi tháng 6 chịu trách nhiệm trực tiếp dự án vắc-xin mà theo ông Phạm Nhật Vượng, dự án sẽ không vì mục đích lợi nhuận. Nhà máy vắc-xin của VinBioCare được đặt tại KCN Hòa Lạc (Hà Nội) với tổng mức đầu tư 200 triệu USD, công suất 200 triệu liều mỗi năm...
Ông Phạm Nhật Vượng là một trong năm Anh hùng thiện nguyện châu Á theo công bố của Forbes năm 2020. (Ảnh: Forbes)
Hồi tháng 11/2020, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng được Forbes vinh danh trong danh sách Anh hùng thiện nguyện châu Á (Heroes of Philanthropy). Ông là người đầu tiên được tạp chí Mỹ nhắc đến.
Theo giới thiệu của Forbes, ông Vượng thành lập quỹ Thiện Tâm năm 2006. Quỹ Thiện Tâm chủ yếu hướng đến việc giúp đỡ những người nghèo khó tại Việt Nam, cấp học bổng cho trẻ em kém may mắn, chăm sóc sức khỏe miễn phí cho những người không đủ khả năng chi trả. Đồng thời, tổ chức này cũng xây nhà ở, trung tâm y tế, thư viện, cơ sở hạ tầng cho các cộng đồng có thu nhập thấp và cung cấp các khoản cứu trợ thiên tai.
Theo báo cáo thường niên năm 2020, Quỹ Thiện Tâm đã đóng góp 77 triệu USD để tài trợ cho các chương trình thiện nguyện trong nhiều lĩnh vực từ giáo dục, y tế. Trong đó, 55 triệu USD được sử dụng vào hoạt động chống dịch Covid-19.
Năm 2020, Quỹ Thiện Tâm tiếp tục dành ngân sách tài trợ cho lĩnh vực y tế như tài trợ mua thuốc cho các chương trình khám chữa bệnh từ thiện và cấp phát thuốc miễn phí cho 333.0000 người nghèo trên cả nước, tăng gấp gần hai lần so với 2019.
Quỹ cũng tài trợ toàn bộ chi phí phẫu thuật thay thủy tinh thể cho 6,4 nghìn người nghèo cao tuổi nhằm giảm tỷ lệ mù lòa, tăng sức lao động, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Ngoài ra, theo Vingroup, quỹ này còn dành tặng 10.000 suất học bổng Vingroup, tiếp nối hành trình tiếp sức những tấm gương nghèo hiếu học. Học bổng này là một trong những chương trình trọng tâm được Quỹ Thiện Tâm duy trì và phát triển trong suốt 9 năm qua. Đến nay, chương trình đã dành tặng gần 34.000 suất học bổng hỗ trợ cho các em học sinh, sinh viên nghèo hiếu học trên khắp cả nước.
Vingroup đã chuyển cho Quỹ Thiện Tâm 536 tỷ đồng.
Nửa đầu năm 2021, Vingroup đã chuyển cho Quỹ Thiện Tâm 536 tỷ đồng cho mục đích từ thiện, còn cùng kỳ năm ngoái là 2.118 tỷ đồng.
Trong một lần chia sẻ với báo chí, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng từng nói: "Tôi xây dựng văn hóa của Vingroup đúng 3 điểm: Một là yêu nước, hai là kỷ luật, ba là văn minh. Chốt lại có đúng 3 từ đấy thôi".
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy