Thị trường chứng khoán phiên 23/2 ghi nhận khá nhiều biến động. VN-Index trong phiên sáng diễn biến khá tích cực khi liên tục nới rộng đà tăng.
Chỉ số đại diện sàn HoSE thậm đã vượt mốc 1.520 điểm vào đầu phiên chiều, để tiến gần đến đỉnh lịch sử 1.529 điểm. Tuy nhiên, áp lực bán đã khiến chỉ số hạ độ cao về cuối ngày.
Kết phiên VN-Index chỉ còn tăng 8,83 điểm (0,59%) về mức 1.512,3 điểm. Sắc xanh áp đảo với 326 mã tăng và 111 mã giảm giá.
Sàn niêm yết HNX-Index vẫn duy trì sự tích cực đến cuối phiên, đóng cửa tăng 8,11 điểm (1,87%) lên 442,54 điểm. Sàn có 169 mã tăng (23 tăng trần) và chỉ có 51 mã giảm giá.
VN-Index hạ độ cao trong phiên chiều 23/2. Đồ thị: TradingView.
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn diễn biến khá tích cực khi rổ VN30 tăng 6,47 điểm (0,42%) với 21/30 mã tăng giá.
Trong đó VJC của Vietjet bứt phá về cuối ngày khi tăng 3,8% lên 148.200 đồng và là mã có đóng góp tích cực nhất lên chỉ số. VIC của Vingroup cũng đóng cửa ở mức cao nhất trong ngày khi tăng 0,6% lên 82.500 đồng.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng diễn biến phân hóa khi TPB tăng 2,7%, VPB tăng 1% hay CTG tăng 0,7% đều góp mặt trong top 10 mã đóng góp tốt nhất.
Ngược lại EIB của Eximbank bất ngờ bị bán mạnh cuối ngày để giảm đến 5,7% về mức thấp nhất 33.000 đồng, trở thành mã có tác động xấu nhất lên chỉ số. Ngoài ra các mã ngân hàng BID cũng giảm 0,9%, ACB giảm 0,3%, OCB giảm 0,5%, STB giảm 0,3%...
Top cổ phiếu có tác động lớn nhất ngày 23/2. Nguồn: VNDirect.
Cổ phiếu dầu khí vẫn rực sáng khi hàng loạt mã trong trạng thái tăng trần PVT, PVS, PVC, ASP. Nhiều mã khác cũng tăng mạnh như PCG tăng 6,1%, PVG tăng 5,5%, BSR và PVD cùng tăng 4,5%...
Đáng chú ý là cổ phiếu GAS sau phiên sáng bứt phá đã bị bán mạnh trở lại khiến thị giá lui về 117.000 đồng, tức chỉ còn tăng nhẹ 0,4%. Tương tự, PLX cũng hạ độ cao khi chỉ còn tăng 0,8% lên 62.500 đồng. Sự hụt hơi của bộ đôi cổ phiếu này là một phần tác nhân khiến VN-Index cũng suy yếu về cuối ngày.
Giá dầu Brent tương lai tăng 1,52 USD, tương đương 1,5%, lên 96,84 USD/thùng, trong phiên có lúc lên 99,5 USD/thùng, cao nhất kể từ tháng 9/2014. Giá dầu WTI tương lai tăng 1,28 USD lên 92,35 USD/thùng, trong phiên có lúc lên 96 USD/thùng, cao nhất 7 năm.
Khối ngoại hôm nay bán ra lượng cổ phiếu trị giá 1.073 tỷ và mua vào 1.228 tỷ, tương ứng với việc mua ròng gần 155 tỷ đồng trên HoSE. Các mã được mua nhiều là DXG, VJC và VHM.
Diễn biến của thị trường trong nước tỏ ra tương đối khả quan so với thị trường quốc tế do những căng thẳng địa chính trị tại Ukraine.
Chứng khoán Mỹ lao dốc mạnh hôm qua khi Dow Jones mất 482,57 điểm (-1,42%) xuống 33.596,61 điểm. S&P 500 giảm 44,11 điểm (-1,01%) xuống 4.304,76 điểm. Nasdaq giảm 166,55 điểm (-1,23%) xuống 13.381,52 điểm.
Riêng Nikkei 225 của Nhật Bản đang giảm hơn 461 điểm (-1,71%) xuống dưới 26.450 điểm. Nhật Bản mới đây cũng thông báo những biện pháp trừng phạt cấm lưu thông phát hành trái phiếu của Nga tại Nhật Bản, đóng băng tài sản đối với những người có liên quan...
Dù vậy phần đông các chỉ số chứng khoán tại châu Á cũng đang xanh trở lại như Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, Australia...
Tác giả: Huy Lê
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy