VN-Index mở cửa phiên giao dịch hôm nay trong trạng thái hưng phấn. Trước giờ nghỉ trưa, chỉ số bắt đầu đảo chiều xuống dưới tham chiếu và có thời điểm mất 12 điểm so với tham chiếu, xuống 1.256 điểm. Tuy nhiên, lực cầu giải ngân ở vùng giá thấp vào cuối phiên chiều giúp chỉ số đảo chiều một cách mạnh mẽ. VN-Index nhờ đó đóng cửa tại 1.274,44 điểm, tăng 5,78 điểm so với tham chiếu.
Hôm nay, sàn chứng khoán TP.HCM có đến 285 cổ phiếu tăng điểm, lấn lướt số lượng cổ phiếu giảm với 158 mã. Rổ VN30 đóng góp tích cực vào đà hứng khởi khi có 22 mã đóng cửa trên tham chiếu và chỉ 6 mã giảm.
PLX tích luỹ 5,56% so với tham chiếu, lên 47.500 đồng, trở thành động lực tăng chính cho thị trường và dẫn đầu về biên độ tăng trong rổ VN30. POW của nhóm này cũng đảo chiều từ giảm thành 2,16% lên 14.200 đồng, qua đó góp mặt trong danh sách những mã tác động nhiều nhất đến VN-Index.
Động lực tăng còn đến từ các mã trụ của nhiều nhóm ngành khác như ngân hàng, thép, bán lẻ... Cụ thể, trong nhóm ngân hàng có BID tăng 1,04% lên 48.500 đồng, CTG tăng 1,36% lên 33.450 đồng, MBB tăng 1,63% lên 24.900 đồng và ACB tăng 1,22% lên 24.800 đồng.
Nhóm thép hòa chung đà hưng phấn với thị trường khi toàn bộ cổ phiếu đóng cửa trong sắc xanh. Cụ thể, HSG tăng 3% lên 24.400 đồng, TLH tăng 2,7% lên 8.030 đồng, NKG tăng 1,6% lên 25.200 đồng và HPG tăng 0,7% lên 28.400 đồng.
Cổ phiếu chứng khoán cũng ghi nhận sự khởi sắc đáng kể trong phiên giao dịch hôm nay khi hầu hết đóng cửa trên tham chiếu. Cụ thể, các cổ phiếu trụ là SSI và VND cùng tăng 0,6% lên lần lượt 34.350 đồng và 15.500 đồng, VIX tăng 2,1% lên 16.950 đồng.
Ở chiều ngược lại, sắc đỏ áp đảo ở nhóm công nghệ khi nhiều mã đóng cửa dưới tham chiếu. Trong đó, FPT giảm 3,03% xuống 127.900 điểm và trở thành cổ phiếu tác động tiêu cực nhất VN-Index. Nhóm hàng không cũng ghi nhận trạng thái kém tích cực khi hai mã trụ là HVN và SAS lần lượt mất 3,4% và 3,7%.
Sau giai đoạn tăng quyết liệt, nhóm dược phẩm chuyển sang trạng thái ảm đạm. Cụ thể, TRA giảm 5,4% xuống 80.700 đồng, DHG giảm 2,4% xuống 115.000 đồng, DHT và IPM đều giảm 2,2% xuống lần lượt 72.400 đồng và 85.000 đồng.
Khối lượng giao dịch cả sàn TP.HCM đạt hơn 739 triệu cổ phiếu, giảm 486 triệu đơn vị so với phiên trước. Giá trị giao dịch theo đó đạt 19.109 tỷ đồng, giảm hơn 10.000 tỷ đồng so với phiên hôm qua.
Rổ vốn hoá lớn đóng góp vào thanh khoản 9.935 tỷ đồng, tương ứng hơn 304 triệu cổ phiếu được sang tay thành công. Trong đó, FPT đứng đầu về giá trị giao dịch với khoảng 1.392 tỷ đồng (tương ứng 10,8 triệu cổ phiếu). Cổ phiếu xếp sau là MBB hơn 740 tỷ đồng (tương ứng 30 triệu cổ phiếu) và HPG gần 578 tỷ đồng (tương ứng 20,5 triệu cổ phiếu).
Nhà đầu tư nước ngoài duy trì trạng thái mua ròng phiên thứ hai liên tiếp. Cụ thể, khối ngoại hôm nay giải ngân hơn 3.489 tỷ đồng để mua vào 110,3 triệu cổ phiếu, trong khi chỉ bán ra triệu khoảng 68 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 2.515 tỷ đồng. Giá trị mua ròng theo đó đạt 974 tỷ đồng, gần gấp đôi so với phiên hôm qua.
Dòng tiền khối ngoại tập trung giải ngân vào cổ phiếu HDB với giá trị ròng hơn 495 tỷ đồng. STB xếp tiếp theo về sức hút dòng tiền ngoại khi giá trị mua ròng cổ phiếu này hơn 345 tỷ đồng. Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài bán mạnh cổ phiếu FPT với giá trị ròng hơn 352 tỷ đồng. Tiếp đến là MSN hơn 122 tỷ đồng, PVI xấp xỉ 83 tỷ đồng và DGC hơn 35 tỷ đồng.
Tác giả: Minh Khôi
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy