Căn cứ Nghị định 38/2019/NĐ-CP của Chính phủ, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, chế độ thai sản đối với lao động nam được điều chỉnh, có nhiều thay đổi từ ngày 1/7.
Vợ sinh con, chồng được nghỉ tối đa 14 ngày
Cụ thể, khi vợ sinh con, chồng sẽ được hưởng các chế độ thai sản tương đương như trợ cấp một lần khi sinh con với mức 2.980.000 đồng (2 lần mức lương cơ sở) một con.
Đối tượng được hưởng mức trợ cấp thai sản là lao động nam, đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng, trước khi vợ sinh con, có vợ không tham gia BHXH bắt buộc. Lao động nam là chồng của vợ nhờ mang thai hộ, đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng (tính đến thời điểm nhận con) trong trường hợp cả vợ và người mang thai hộ không tham gia BHXH bắt buộc hoặc không đủ điều kiện.
Ngoài ra, khi vợ sinh con, nam giới cũng được nghỉ làm trong các trường hợp sau. Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con, trong vòng 30 ngày đầu kể từ ngày sinh được nghỉ 5 ngày làm việc nếu vợ sinh thường. Chồng được nghỉ 7 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
Lao động nam được hưởng trợ cấp và nghỉ chế độ thai sản khi vợ sinh con.
Chồng nghỉ 10 ngày làm việc trong trường hợp vợ sinh đôi. Khi người vợ sinh ba trở lên, cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc. Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật, chồng được nghỉ 14 ngày làm việc.
Đối với trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền, cha sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.
Đối với trường hợp chỉ có mẹ tham gia BHXH hoặc cả cha và mẹ đều tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ.
Đối với trường hợp mẹ tham gia BHXH nhưng không đủ điều kiện thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.
Đối với nam giới khi nghỉ chăm con sẽ có chế độ hưởng BHXH như sau:
- Mức hưởng = 100% x (mức bình quân tiền lương: 24) x số ngày được nghỉ. Trong đó, nếu đã đóng BHXH từ 6 tháng trở lên tính tới thời điểm sinh con thì mức bình quân tiền lương bằng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ.
- Nếu đóng BHXH chưa đủ 6 tháng thì mức bình quân tiền lương bằng mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng.
Tăng tiền được hưởng trợ cấp thai sản
Liên quan đến chế độ thai sản, theo Nghị quyết 70/2018/QH14 và Nghị định 157/2018/NĐ-CP, lương cơ sở và lương tối thiểu vùng sẽ tăng trong năm 2019 do đó các khoản tiền được hưởng trong chế độ thai sản cũng tăng đáng kể.
- Đối với trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi:
Theo Điều 38 Luật BHXH 2014, lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở.
Ngoài ra, căn cứ Khoản 2, Điều 9, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH thì cha nhận khoản trợ cấp này. Tuy nhiên, điều kiện của cha để nhận khoản trợ cấp này phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Từ ngày 1/7 năm nay, mức lương cơ sở tăng lên 1.490.000 đồng cho nên tiền trợ cấp là 2.980.000 đồng.
- Về mức hưởng chế độ thai sản theo lương:
Theo quy định tại điều 34, Luật BHXH 2014, lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Sinh đôi thì nghỉ 7 tháng, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm một tháng.
Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Theo Nghị quyết 70/2018/QH14 từ ngày 1/7, mức lương cơ sở sẽ tăng lên 1.490.000 đồng. Vì vậy, đối với các đối tượng áp dụng mức lương cơ sở, tiền lương tháng đóng BHXH tăng và mức hưởng chế độ thai sản cũng tăng theo.
- Về mức tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản:
Theo quy định tại Điều 41, Luật BHXH 2014, có quy định lao động nữ hưởng chế độ thai sản tại Điều 33, Khoản 1 hoặc Khoản 3, Điều 34 của Luật BHXH 2014, được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 ngày đến 10 ngày nếu người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công Đoàn cơ sở quyết định.
Cụ thể, các trường hợp lao động nữ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 2 tháng tuổi bị chết; lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng.
- Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên. Tối đa 7 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật. Tối đa 5 ngày đối với các trường hợp khác. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở. Cụ thể, từ 1/7, tiền dưỡng sức là 447.000 đồng/ngày.
Theo Sức khỏe và Đời sống
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy