Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (LienVietPostBank, HoSE: LBP) vừa thông báo kết quả đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng nhằm tăng vốn điều lệ.
Cụ thể, ngân hàng chào bán thành công 265 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tương đương tổng giá trị là 2.650 tỷ đồng, nâng mức vốn điều lệ ngân hàng lên 15.035 tỷ đồng.
Mức giá này vẫn thấp hơn thị giá hiện tại trên sàn chứng khoán. Cụ thể, mã LPB kết phiên ngày 27/6 đạt 12.600 đồng/cổ phiếu. Mã này từng đạt tới 27.000 đồng/cổ phiếu hồi tháng 6/2021, tức cách đây khoảng một năm nhưng liên tục giảm thị giá.
Sau đợt chào bán, các cổ đông trong nước nắm giữ hơn 1,43 tỷ cổ phần, chiếm tỉ lệ 95,58%. Trong đó, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) là cổ đông lớn nhất, nắm giữ 122 triệu cổ phần sở hữu, tương ứng tỉ lệ 8,13%.
LienVietPostBank cho biết thời gian kết thúc đợt chào bán là ngày 22/6, dự kiến chuyển giao cổ phiếu trong tháng 7-8/2022.
Trên thị trường, mã LPB giao dịch tại vùng giá 12.600 đồng/cổ phiếu. (Ảnh: FireAnt)
Hàng loạt lãnh đạo cấp cao tại LienVietPostBank và người thân cũng đã hoàn tất giao dịch mua vào cổ phiếu LPB trong đợt phát hành này.
Cụ thể, ông Huỳnh Ngọc Huy, Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank đã mua vào 300.000 cổ phiếu LPB, tương ứng 0,02% số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Sau giao dịch, ông Huy sẽ nâng số lượng cổ phiếu nắm giữ tại ngân hàng lên 430.854 đơn vị, tương đương 0,03% vốn điều lệ.
Hay ông Lê Hồng Phong, Thành viên HĐQT và bà Dương Hoài Liên, Thành viên HĐQT độc lập, cũng mua vào 100.000 cổ phiếu LPB/người, tương đương 0,006% lượng cổ phiếu lưu hành.
Ngoài 3 thành viên trong Ban quản trị ngân hàng, đã có 14/15 thành viên trong Ban Tổng Giám đốc LienVietPostBank cũng mua vào cổ phiếu đợt tăng vốn lần này.
Cuối tháng 3 trước đó, LienVietPostBank cũng đã thực hiện đợt chào bán 265 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ. Tuy nhiên, lượng cổ phiếu chào bán thành công chỉ là hơn 230,8 triệu cổ phiếu, tương đương 87,1% khối lượng chào bán. Qua đó, nâng vốn điều lệ của ngân hàng lên 12.386 tỷ đồng, trước khi nâng lên mức trên 15.000 tỷ đồng như hiện tại.
Về kết quả kinh doanh, theo số liệu từ báo cáo tài chính, thu nhập lãi thuần của LienvietPostBank tăng hơn 40% lên mức 2.874 tỷ đồng.
Theo giải trình, nhà băng đã tăng quy mô cho vay bán lẻ, thu hồi các khoản vay cơ cấu Covid-19 do các khách hàng đã khôi phục được hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, nhà băng này cân đối nguồn vốn để phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Nhờ vậy mà tối ưu hóa được hiệu quả sử dụng nguồn vốn.
Bên cạnh đó, hoạt động dịch vụ tăng trưởng tốt, đạt 217 tỷ đồng, tương ứng 34% với các dịch vụ trọng tâm như bảo hiểm, thẻ, ngân hàng số. Nhà băng cũng ghi nhận các khoản lãi khác 190 tỷ đồng, chủ yếu nhờ thu hồi nợ, con số này cùng kỳ năm trước chỉ gần 10 tỷ đồng.
LPB hoàn tất tăng vốn từ mức 12.386 tỷ lên 15.035 tỷ đồng thông qua phát hành 265 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. VNPost hiện là cổ đông lớn nhất nắm 8,13% vốn.
Báo cáo cũng cho thấy một số chỉ tiêu của ngân hàng cũng giảm so với cùng kỳ năm trước. Riêng tiền gửi huy động từ khách hàng, tiền gửi không kỳ hạn đạt 13.330 tỷ đồng, giảm 25% so với ghi nhận hồi đầu năm. Ngoài ra, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối ghi nhận lỗ 14,5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2021 có lãi hơn 124 tỷ đồng. Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư trong quý đầu năm cũng lỗ 9,6 tỷ đồng.
Dù vậy, với việc lãi thuần tăng trưởng mạnh, nhà băng này vẫn báo lãi sau thuế 1.420 tỷ đồng, tăng 62% so với mức 876 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Đây cũng là quý ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng cao nhất của LienvietPostBank từ trước tới nay.
Tổng tài sản của LienvietPostBank đạt khoảng 284.000 tỷ đồng, giảm 1,5% so với hồi đầu năm. Dư nợ cho vay khác hàng là 204.000 tỷ đồng, giảm nhẹ so với hồi đầu năm. Ngân hàng hiện có khoản đầu tư chứng khoán 41.425 tỷ đồng sẵn sàng để bán. Ngoài ra, tiền gửi của khách hàng tại LienvietPostBank tính đến hết tháng 3/2022 đạt 177.460 tỷ đồng, giảm hơn 2% so với ghi nhận đầu năm.
Tổng nợ cho vay của nhà băng này là 207.749 tỷ đồng, giảm nhẹ 0,7% so với mức 208.954 tỷ đồng hồi đầu năm. Trong đó, nợ xấu chiếm 1,42%, hồi đầu năm tỉ lệ này là 1,37%.
Tác giả: Trần Thu Thảo
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy