Dòng sự kiện:
VPBank sẽ phải kiềm chế cho vay?
10/09/2015 13:42:35
ANTT.VN - Với room tăng trưởng chỉ còn là 6,58%, nhiều khả năng khi bước vào “chính vụ” tín dụng, VPBank sẽ lại phải kiềm chế cho vay.

Tin liên quan

Theo BCTC Quý II/2015 mới được Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) công bố, tính đến ngày 30/6/2015, tổng dư nợ cho vay khách hàng của VPBank hiện đạt 96.279 tỷ đồng , tăng 22,8% so với thời điểm đầu năm (78.379 tỷ đồng).

Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn là 28.863 tỷ đồng, chiếm 29,98%; dư nợ cho vay trung hạn là 46,878 tỷ đồng, chiếm 48,69%; dư nợ cho vay dài hạn là 20.538 tỷ đồng, chiếm 21,33%.

So sánh với thời điểm đầu năm, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn đang có xu hướng giảm (đầu năm là 31,79%), trong khi tỷ trọng dư nợ trung hạn (đầu năm là 47,65%) và dài hạn (đầu năm là 20,56%) lại đang có xu hướng tăng lên.

Song, ở phía ngược lại, giá trị huy động vốn lại chưa có được mức tăng trưởng tương xứng khi tính đến ngày 30/6/2015, giá trị khoản mục tiền gửi của khách hàng mới chỉ đạt 120.430 tỷ đồng, tăng 11,1% so với thời điểm đầu năm (108.354 tỷ đồng).

Theo đó, tỷ lệ LDR (cho vay/huy động vốn) của VPBank hiện đạt 80%, trong giới hạn an toàn về thanh khoản và ngang mức trung bình của toàn hệ thống.

Chạy quá nhanh (?)

Theo phân bổ của Ngân hàng Nhà nước, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng tối đa mà VPBank được phép tiếp cận trong năm 2015 chỉ là 18% - mức tỷ lệ được Thống đốc chấp thuận điều chỉnh vào đầu tháng 7.

Có nghĩa rằng tổng giá trị cho vay khách hàngđầu tư trái phiếu do tổ chức kinh tế phát hành của VPBank (tính theo BCTC riêng lẻ) chỉ được tăng trưởng tối đa 18% trong năm nay.

Tính đến ngày 30/6/2015, cho vay khách hàng và đầu tư trái phiếu do tổ chức kinh tế phát hành của VPBank lần lượt đạt 84.470 nghìn tỷ đồng (đầu năm là 74.904 tỷ đồng) và 11.072 tỷ đồng (đầu năm là 11.082 tỷ đồng),… tương ứng với mức tăng trưởng tín dụng 11,42% trong 6 tháng đầu năm.

Tính ra, trong 6 tháng cuối năm, khi hoạt động tín dụng thực sự đi vào “chính vụ” thì VPBank lại chỉ còn được phép tăng trưởng thêm 6,58% nữa.

Rõ ràng “cỗ xe tín dụng” VPBank đang chạy quá nhanh và việc phải dè sẻ 1/3 quota trong nửa năm còn lại ắt sẽ trở thành một bài toán hóc búa với nhà điều hành tại ngân hàng này.

Tất nhiên, VPBank có thể xin xin NHNN nới chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng nhưng điều này không hề đơn giản. Bởi lẽ, chỉ tiêu hiện tại của VPBank đã từng được nới một lần vào ngày 8/7; chẳng dễ gì để Thống đốc điều chỉnh thêm lần nữa, đặc biệt là trong bối cảnh “bóng ma” nợ xấu vẫn rình rập quay trở lại.

Và với room tăng trưởng chỉ còn là 6,58%, nhiều khả năng khi bước vào “chính vụ” tín dụng, VPBank sẽ lại phải kiềm chế cho vay. 

Mối nguy nợ xấu

Trở lại với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng mà NHNN đã phân bổ cho VPBank, tại sao chỉ là 18% mà không phải cao hơn như SeABank (35%), TPBank (35%), Techcombank (30%), NamABank (25%), BaoVietBank (36%)…(?)

Nguyên căn chính có lẽ nằm ở câu chuyện nợ xấu khi mà tăng trưởng nóng luôn là con dao hai lưỡi, bài học của giai đoạn 2009 - 2012 vẫn còn nóng hổi.

Theo đó, năm 2014, trong khi toàn hệ thống phải “nghẹt thở” cán đích 13% thì tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của VPBank lại cao đến ngỡ ngàng: 49,4% (xét riêng giá trị khoản mục cho vay khách hàng trong BCTC hợp nhất). Hay, 6 tháng đầu năm 2015, trong khi tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống chỉ là 6% thì tổng dư nợ cho vay khách hàng của VPBank lại lên tới 22,8%.

“Cỗ xe tín dụng” VPBank rõ ràng là đang chạy quá nhanh và nhanh thường gây ra nguy hiểm.

Nợ xấu đang là mối nguy lớn đối với VPBank

Tính đến ngày 30/6/2015, VPBank đang có tổng cộng 7.082 tỷ đồng nợ quá hạn (nợ nhóm 2 đến nhóm 5), chiếm 7,4% tổng dư nợ và tăng 71% so với đầu năm. Trong khi, tổng nợ xấu là 2.661 tỷ đồng, chiếm 2,76% tổng dư nợ, tăng 34% so với đầu năm. Đáng chú ý, nhóm nợ “xấu nhất” - nợ có khả năng mất vốn đã vọt gấp đôi lên mức 1.076 tỷ đồng chỉ sau 6 tháng.

Thêm vào đó là gần 4.842 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành – những khoản có bản chất là nợ xấu đã được “thay tên đổi họ”.

“Gánh nặng” nợ xấu khổng lồ ở VPBank đã không cho phép cơ quan điều hành mạo hiểm và đành phản hạn chế qouta tăng trưởng tín dụng cho ngân hàng này ở mức 18%.

Được biết, theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên, VPBank đã đề ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng tới 30% trong năm 2015.

(Còn nữa)

Ninh Giang

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến