Dòng sự kiện:
Vụ chạy thận ở Hòa Bình: Tiết lộ sốc tỷ lệ ăn chia giữa BV với công ty Thiên Sơn
18/05/2018 10:27:59
Tại phiên xét xử vụ tai biến y khoa tại BVĐK tỉnh Hòa Bình chiều ngày 17/5, Luật sư Hoàng Ngọc Biên đã công bố nội dung ghi trong hồ sơ thể hiện có tỷ lệ “ăn chia” giữa bệnh viện và Công ty Thiên Sơn.

Ngày 17/5, TAND TP Hòa Bình đã tiếp tục phần xét hỏi các bị cáo trong vụ án sự cố chạy thận khiến 8 người tử vong tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình.

Các bị cáo tại tòa. (Ảnh: Tiền phong)

Tiết kiệm 10 - 12 triệu đồng khiến 8 người chết?

Theo báo Tiền phong đưa tin, Luật sư Trần Vũ Hải xin trình bày nhiều ý kiến nhưng tòa khẳng định đang trong phần xét hỏi. Vị luật sư tiếp tục nói chỉ dừng lại khi chủ tọa yêu cầu lực lượng bảo vệ đưa ông ra ngoài. Sau đó, luật sư Lê Văn Thiệp xin tham gia xét hỏi bị cáo Bùi Mạnh Quốc.

Trả lời câu hỏi của ông Thiệp, bị cáo Bùi Mạnh Quốc cho biết từng đề nghị thay cả 4 màng lọc RO trong hệ thống lọc nước nhưng không được đồng ý; chỉ được thay 2 màng lọc, tẩy rửa 2 màng còn lại. Luật sư Thiệp hỏi, nếu thay cả 4 màng lọc, bị cáo sẽ không phải dùng axit để tẩy rửa, như vậy sẽ không có ai chết?

Bị cáo Quốc nói: “Dạ đúng… nếu thay cả 4 màng lọc, giá sẽ tăng lên khoảng 10 đến 12 triệu đồng”.

Tiếp đó, luật sư Lê Văn Thiệp đặt câu hỏi với đại diện của Công ty Thiên Sơn về việc tại sao khi trúng thầu lại ký hợp đồng với Trâm Anh, “ngồi giữa ăn tiền”? Liệu việc này có vi phạm luật đấu thầu?; Công ty Thiên Sơn có ý kiến gì nếu chúng tôi kiến nghị điều tra hành vi tham nhũng của ông Trương Quý Dương và Đỗ Anh Tuấn? Đại diện Công ty Thiên Sơn đáp, vụ việc xảy ra là do những người ở bệnh viện đã sử dụng hệ thống khi đang sửa chữa. “Việc này không chỉ người dân bức xúc mà Công ty chúng tôi cũng rất 

Tỷ lệ "ăn chia" giữa bệnh viện với bên ngoài

Thông tin đăng tải trên Infonet, trả lời câu hỏi của luật sư tại phiên tòa chiều ngày 17/5, ông Đỗ Đình Vận, Phó Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình cho biết bệnh viện thực hiện việc xã hội hóa trong chạy thận từ năm 2010, thực chất của việc xã hội hóa này là liên kết kinh doanh trong việc chạy thận.

Tại thời điểm đó, theo lời ông Vận, ông Trương Quý Dương, nguyên Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình không thông báo cho ông Vận được biết các thông tin chi tiết trong hợp đồng giữa bệnh viện và Công ty Thiên Sơn.

“Tôi chỉ biết là Công ty Thiên Sơn có trách nhiệm thanh toán chi phí, lợi nhuận cho bệnh viện vào ngày 25 hàng tháng. Còn lại tôi không được biết các chi tiết trong hợp đồng”, ông Đỗ Đình Vận nói.

Trước việc ông Vận trả lời “không biết thông tin cụ thể”, luật sư Hoàng Ngọc Biên (bào chữa cho bị cáo Hoàng Công Lương) đã công bố nội dung ghi trong hồ sơ, trong đó có tỷ lệ ăn chia giữa bệnh viện và Công ty Thiên Sơn: “Thiên Sơn hưởng 90% tổng doanh thu trong tháng, bệnh viện hưởng 10% tổng doanh thu của tháng, số tiền này bệnh viện chi cho chi phí điện nước, ấn phẩm, phụ phí thủ thuật”.

Ông Đỗ Đình Vận khẳng định lại việc chỉ nắm được chủ trương xã hội hóa, còn tỷ lệ phần trăm như thế nào ông không nắm được.

Luật sư tiếp tục công bố thông tin có trong hồ sơ: “Số tiền bên Công ty Thiên Sơn sẽ nhận là 7,7 USD/1 ca chạy thận”.

Về việc này, ông Vận khẳng định không được ông Trương Quý Dương phổ biến và cũng chưa được nghe bao giờ.

Theo cáo trạng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình điều trị chạy lọc máu thận nhân tạo từ năm 2009. Sáng 29/5/2017, khi 18 bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo tại đây thì đột ngột có dấu hiệu bất thường. 8 người lần lượt tử vong.

Nhà chức trách cáo buộc, với trình độ, trách nhiệm được giao, Lương buộc phải biết rõ nước sử dụng trong lọc máu phải đảm bảo chất lượng theo quy định, song sáng 29/5/2017 không kiểm tra lại hệ thống nước RO mà đã ra lệnh điều trị cho các bệnh nhân và để cho hoạt động lọc máu diễn ra bình thường.

Bùi Mạnh Quốc (32 tuổi, nguyên giám đốc công ty TNHH xử lý nước Trâm Anh) trực tiếp sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2 của đơn nguyên thận nhân tạo tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình. Quốc đã sử dụng hỗn hợp hai loại hoá chất không có trong danh mục được dùng trong y tế để sục rửa các vỏ màng lọc làm tồn dư lượng hóa chất lớn trong hệ thống nước.

Khi chưa tiến hành lấy mẫu nước để kiểm định theo tiêu chuẩn, sáng 29/5/2017, Quốc đã đưa hệ thống lọc nước RO vào sử dụng.

Nguyễn Văn Sơn (cán bộ phòng vật tư) bị cáo buộc đã không trực tiếp có mặt để giám sát khi được giao kiểm tra việc bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2. Chiều 28/5/2017, chỉ nghe qua điện thoại và biết Quốc chưa làm xét nghiệm nước nhưng Sơn lại giao cho điều dưỡng viên của đơn nguyên thận nhân tạo.

Hoàng Công Lương và Trần Văn Sơn bị truy tố về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Quốc về tội Vô ý làm chết người.

Linh Nhi (t/h)

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến