Ngày 10/4, tại hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ 18, ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP Hà Nội tóm lược 10 vấn đề còn tồn tại trên địa bàn cần phải sớm giải quyết ngay. Đặc biệt là cần nhanh chóng vào cuộc xử lý các công trình vi phạm trên đất rừng ở huyện Sóc Sơn.
Về vấn đề này, ông Chung cho biết thêm, hiện phía thành phố đang tập hợp và sẽ có báo cáo toàn bộ nội dung liên quan tới Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ. Trên cơ sở đó, Ban Cán sự đảng UBND TP cũng sớm họp với Thanh tra Chính phủ.
Tinh thần là những nội dung mà Thanh tra Chính phủ đã kết luận thì Thanh tra TP Hà Nội không kết luận lại và tiếp tục phối hợp đôn đốc thực hiện. Những nội dung kết luận về vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý của huyện Sóc Sơn, TP yêu cầu huyện khẩn trương thực hiện, xử lý, cưỡng chế các công trình vi phạm.
Liên quan đến vụ việc, ông Phạm Xuân Phương – Bí thư huyện Sóc Sơn cho biết, phía huyện đang tập chung thực hiện theo 2 kết luận của Thanh tra thành phố về quản lý và sử dụng đất rừng trên toàn địa bàn huyện.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu khẩn trương tiến hành tháo dỡ các công trình vi phạm theo kết luận của thanh tra đã nêu trước đó.
Ông Phương cho biết thêm, sau khi nhận được văn bản chỉ đạo của UBND TP Hà Nội vào đầu tháng 4-2019, Ban Thường vụ Huyện ủy Sóc Sơn tổ chức họp, ra nghị quyết giao UBND huyện lập kế hoạch triển khai xử lý các công trình xây dựng trong giai đoạn 2017-2018, đồng thời tập trung xử lý cán bộ liên quan đến sai phạm quản lý, sử dụng đất rừng trên địa bàn.
“Hiện phía huyện đã phân loại từng đối tượng, cán bộ và tổng hợp báo cáo với Ủy ban kiểm tra Thành ủy Hà Nội để có kế hoạch xử lý sớm theo đúng chỉ đạo.”, ông Phương nói.
Trước đó theo kết luận, UBND huyện Sóc Sơn đã không kiên quyết chỉ đạo trong việc khắc phục vi phạm theo các kết luận của Thanh tra Chính phủ, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng và UBND TP. UBND các xã đã buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm dẫn đến nhiều tồn tại, vi phạm về đất đai, mua bán chuyển nhượng, vi phạm trật tự xây dựng.
Cụ thể, UBND huyện Sóc Sơn không tổ chức xử lý 659 công trình vi phạm trật tự xây dựng trên đất lâm nghiệp theo Kết luận của Thanh tra Chính phủ và chỉ đạo của UBND TP. Do buông lỏng quản lý dẫn đến các công trình xây dựng mới trên đất rừng vẫn tiếp tục tăng, nhiều công trình xây dựng với quy mô lớn trong quy hoạch rừng phòng hộ. Tính năm 2017, UBND huyện Sóc Sơn mới kiểm tra rà soát và xác định có 555 công trình vi phạm, nhưng không kiên quyết xử lý, đến nay vẫn còn 485/555 công trình chưa xử lý.
“Tuy nhiên, việc xác định công trình vi phạm của UBND huyện Sóc Sơn năm 2017 không chính xác, thực tế số lượng công trình vi phạm lớn hơn rất nhiều, chỉ riêng 2 xã Minh Phú và Minh Trí và khu vực ven 7 hồ lớn trong khu vực quy hoạch rừng đến thời điểm hiện nay đã có 797 công trình vi phạm”, bản kết luận nêu rõ.
Lê Phương Anh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy