Theo tìm hiểu của Tiền Phong, tại xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) hiện có tổng gần 3.500 con bò, chủ yếu bò sữa. Trong đó, riêng thôn Bồng Lai có hơn 2.800 con bò sữa. Tính đến tối 7/8, trên địa bàn thôn này đã có hơn 25 con bò sữa bị chết, hơn 2.000 con bò sữa bị ảnh hưởng.
Người dân thẫn thờ nhìn bò chết nhưng không làm được gì
Tối 7/8, trao đổi với phóng viên, ông Phạm Văn Hiếu - Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn Bồng Lai cho biết, toàn thôn có hơn 100 hộ đang nuôi bò sữa, với tổng đàn bò sữa hơn 2.800 con. Trung bình mỗi hộ nuôi từ 10-50 con bò sữa.
Đợt vừa rồi, theo kế hoạch tiêm phòng vắc xin viêm da nổi cục (VDNC) được triển khai trên đàn bò của xã từ ngày 22-31/7. Theo đó, mỗi con bò được tiêm 2cc loại vắc xin VDNC có tên gọi là vắc xin nhược độc đông khô NAVET-LPVAC của Cty CP thuốc thú y Trung ương NAVETCO (trụ sở tại Thuận An, tỉnh Bình Dương).
Người dân truyền thuốc để tăng sức đề kháng cho bò
Sau khi tiêm phòng từ 7-10 ngày thì bò của người dân trên địa bàn thôn bắt đầu có hiện tượng bỏ ăn, tiêu chảy, đi ỉa ra nước, ra máu, rồi bò lăn ra chết. Riêng những hộ không tiêm vắc xin cho bò vẫn bình thường.
“Hiện tại, có trên 80% hộ nuôi bò trên địa bàn thôn đã tiêm ngừa vắc xin VDNC cho bò. Ngoài việc sản lượng sữa giảm sút, mỗi ngày, người dân còn phải thuốc men cho bò rất nhiều. Trung bình mỗi ngày, một con bò tốn khoảng 300.000 đồng tiền thuốc men”, ông Hiếu cho biết.
Tiêu hủy bò chết theo hướng dẫn của Bộ NN&PTNT
Theo ông Hoàng Sỹ Bích, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng, trước mắt, Chi cục Chăn nuôi, thú y phối hợp với Trung tâm Nông nghiệp huyện, xã tiến hành tiêu độc, khử trùng, thống nhất phác đồ điều trị, để giảm bớt thiệt hại.
Đồng thời đề nghị chính quyền thôn, xã, huyện có xác minh cụ thể từng trường hợp để có cơ sở bồi thường (nếu nguyên nhân do vắc xin) và hỗ trợ của Nhà nước.
Ngay sau khi xảy ra vụ việc, UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã yêu cầu hai huyện Đức Trọng và Đơn Dương khẩn trương tập trung các nguồn lực để kiểm soát, xử lý dứt điểm, không để bệnh kéo dài, lây lan và phát sinh các điểm phát bệnh mới. Các đơn vị liên quan tổ chức xử lý, tiêu hủy bò chết theo hướng dẫn của Bộ NN&PTNT.
Tỉnh Lâm Đồng cũng yêu cầu Sở NN&PTNT phối hợp với Cục Thú y khẩn trương xác định nguyên nhân xảy ra bệnh tiêu chảy trên đàn bò sữa để có giải pháp phòng chống bệnh hiệu quả, không để lây lan trên diện rộng.
Tác giả: Thái Lâm
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy