TAND tỉnh Long An mở phiên xét xử phúc thẩm xem xét kháng cáo kêu oan của ông Lê Tùng Vân và 5 người ở “Tịnh thất Bồng Lai”.
Dù là phiên phúc thẩm nhưng an ninh vẫn được thắt chặt, từ sáng sớm hàng chục cảnh sát đã được điều động tới bảo vệ phiên tòa.
Đối với báo chí, chỉ những phóng viên có thẻ nhà báo mới được phép vào tác nghiệp và được bố trí ngồi ở phòng riêng, theo dõi phiên tòa qua màn hình.
Từ sáng sớm lực lượng cảnh sát đã được điều động tới bảo vệ phiên tòa. Ảnh: Đình Tuyến
Hơn 7h, các bị cáo được đưa tới tòa nhưng tới tận 8h25 phiên tòa mới được bắt đầu. Trong phần làm thủ tục, thư ký phiên tòa thông báo, ông Lê Tùng Vân vắng mặt tại phiên tòa. Người làm chứng Võ Thị Diễm My cũng không có mặt tại phiên tòa. Ngoài ra, một số người làm chứng khác cũng không có mặt tại tòa.
Phải có thẻ nhà báo và giấy giới thiệu, các phóng viên mới được vào tác nghiệp. Ảnh: Đình Tuyến
Trước diễn biến này, nhiều luật sư đã đề nghị hoãn phiên tòa. Sau khi hội ý, HĐXX đã không chấp nhận yêu cầu của các luật sư yêu cầu phải có mặt người làm chứng vì trước đó những người này đã có lời khai tại CQĐT.
Trước đó, tại phiên sơ thẩm, ông Lê Tùng Vân bị TAND huyện Đức Hòa tuyên phạt 5 năm tù, 5 bị cáo còn lại cũng phải lãnh từ 3-4 năm tù giam cùng về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân".
Ông Lê Tùng Vân tại phiên sơ thẩm
Sau phiên sơ thẩm, các bị cáo đã làm đơn kháng cáo kêu oan. Tại phiên phúc thẩm, có 5 luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các bị cáo.
Các bị hại có mặt tại toà gồm: Đại diện bị hại Công an huyện Đức Hoà là ông Nguyễn Sơn - Trưởng Công an huyện. Có 4 luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bị hại là Giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh Long An và ông Trần Ngọc Thảo (pháp danh Thích Nhật Từ).
Tòa cấp phúc thẩm còn triệu tập 8 người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Trong đó có 7 người sống tại hộ gia đình bà Cao Thị Cúc, tức nơi có tên “Tịnh thất Bồng Lai” hay có tên khác là “Thiền am bên bờ vũ trụ” và một người là ông Lê Ngọc Luân (ngụ quận 3, hành nghề luật sư).
Toà phúc thẩm mời 18 nhân chứng cùng đại diện các cơ quan liên quan như: Tổ Giám định Tư pháp của Sở TT&TT tỉnh Long An, Tổ giám định Tư pháp của Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Long An và điều tra viên.
Theo Bản án sơ thẩm, nhóm người sống ở “Tịnh thất Bồng Lai” do ông Lê Tùng Vân cầm đầu, chỉ đạo đã đăng tải các bài viết, clip trên mạng xã hội Facebook và Youtube, chứa đựng những thông tin sai sự thật, bịa đặt, xuyên tạc, nhằm tuyên truyền, kích động xúc phạm uy tín của Công an huyện Đức Hòa, xúc phạm Phật giáo, xúc phạm danh dự và nhân phẩm của ông Trần Ngọc Thảo (tức Thượng toạ Thích Nhật Từ).
Các bị cáo tại phiên sơ thẩm
Chứng cứ trong vụ án này là 5 clip đã đăng tải công khai trên 2 kênh Youtube do nhóm người ở “Tịnh thất Bồng Lai” lập ra, quản lý và sử dụng.
Trong vụ án này, có một bị can khác, là bà Lê Thu Vân (65 tuổi) cũng bị khởi tố với tội danh nói trên. Sau thời gian bỏ đi khỏi địa phương, bà này đã ra đầu thú.
Tác giả: Thanh Phương - Đình Tuyến
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy